Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Đáng chú ý, trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá dầu cọ tăng tới hơn 4,5% do nhu cầu nhiên liệu sinh học gia tăng. Ở chiều ngược lại, giá dầu quay đầu suy yếu sau những tín hiệu cho thấy căng thẳng giữa Israel và Iran hạ nhiệt.
Lực mua chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liệu công nghiệp với 6 trên 9 mặt hàng đồng loạt tăng giá; trong đó, giá dầu cọ Malaysia trên sàn Bursa tăng 4,51% lên mức 968,4 USD/tấn.
Trong khi đó, nhu cầu từ Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tính riêng trong tháng 5, Ấn Độ đã nhập khẩu 593.000 tấn dầu cọ - mức cao nhất trong 6 tháng và tăng 84% so với tháng trước, nhằm tái bổ sung tồn kho nội địa.Tại Trung Quốc, dù đã có những điều chỉnh giảm kế hoạch nhập khẩu olein xuống khoảng 2 triệu tấn do giá dầu cọ đang ở mức cao, song nước này vẫn duy trì sức mua ổn định để phục vụ nhu cầu thực phẩm và công nghiệp, đặc biệt trong mùa tiêu thụ cao điểm mùa hè.
Indonesia - nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới đang tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thông qua chương trình nhiên liệu sinh học B40. Dự kiến chương trình này sẽ hấp thụ khoảng 14,9–15,6 triệu tấn dầu cọ cho sản xuất biodiesel trong năm 2025, cao hơn 3-4 triệu tấn so với năm 2024, qua đó có thể làm giảm đáng kể lượng dầu cọ dành cho xuất khẩu.Bên cạnh đó, việc Indonesia nâng thuế xuất khẩu dầu cọ thô từ 7,5% lên 10% và dầu cọ tinh chế từ 4,5% lên 7,5% cũng góp phần thu hẹp nguồn cung dầu cọ trên thị trường toàn cầu.
Diễn biến tại thị trường các loại dầu thực vật thay thế cũng tạo thêm lực hỗ trợ cho giá dầu cọ. Sản lượng dầu hướng dương toàn cầu dự kiến giảm xuống còn khoảng 20 triệu tấn trong năm 2025 do xung đột giữa Ukraine và Nga tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung.Trong khi đó, dầu đậu nành cũng chịu áp lực tăng giá do nhu cầu lớn và chi phí vận chuyển leo thang, bất chấp một số thời điểm chi phí nhập khẩu giảm nhờ giá trị đậu nành tại trang trại thấp hơn. Điều này đã khiến mức giá dầu cọ trở nên cạnh tranh hơn so với dầu đậu nành và dầu hướng dương, qua đó khuyến khích người mua chuyển sang dầu cọ cho sản xuất biodiesel và các chế phẩm khác.
Trên thị trường năng lượng, đà tăng của giá dầu từ cuối tuần trước đã dừng lại trong phiên giao dịch ngày hôm qua, sau khi xuất hiện những tín hiệu hạ nhiệt đầu tiên trong căng thẳng giữa Israel và Iran. Kết phiên, giá dầu Brent quay đầu giảm 1,35% xuống còn 73,23 USD/thùng, trong khi dầu WTI cũng đánh mất 1,66%, chốt ở mức 71,77 USD/thùngTrong ngày hôm qua, nhiều nguồn tin quốc tế cho biết Iran đã bày tỏ mong muốn hướng tới một thỏa thuận đình chiến với Israel, đồng thời chủ động đề nghị Qatar, Saudi Arabia và Oman làm trung gian gây sức ép lên Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm hậu thuẫn cho một lệnh ngừng bắn.Đổi lại, Iran sẵn sàng thể hiện sự linh hoạt trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Đồng thời, Điện Kremlin cũng ra thông báo về việc nước Nga sẵn sàng đứng ra hòa giải cuộc xung đột giữa Israel và Iran.
Những động thái ngoại giao này không chỉ phát đi tín hiệu hạ nhiệt cho căng thẳng Israel – Iran, mà còn mở ra khả năng Mỹ và Iran có thể quay trở lại bàn đàm phán để tiến tới một thỏa thuận mới thay thế thỏa thuận năm 2018.Hiện tại, Iran tạm thời rời khỏi các cuộc đàm phán do Oman làm trung gian với lý do đang bị tấn công, song khẳng định sẽ sẵn sàng nối lại đối thoại nếu tình hình ổn định trở lại.
Nếu các bất đồng giữa Mỹ và Iran được giải quyết trong thời gian tới, khả năng Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ mở ra, qua đó tạo điều kiện để dầu thô Iran quay trở lại thị trường quốc tế, góp phần ổn định nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Trước đó, đà tăng giá dầu đã chững lại ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm qua khi xuất hiện các tín hiệu cho thấy giá dầu có thể đã rơi vào vùng “quá mua”, thúc đẩy hoạt động chốt lời từ phía nhà đầu tư.Đồng thời, thị trường cũng bắt đầu đánh giá lại tác động thực tế của cuộc xung đột Israel – Iran lên nguồn cung dầu toàn cầu. Hiện tại, cuộc xung đột này chưa gây gián đoạn hoàn toàn hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu thô của Iran, phần lớn vẫn hướng tới thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, các phân tích cũng chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng mà Iran có thể phải đối mặt nếu đóng cửa eo biển Hormuz, qua đó làm giảm những lo ngại trên thị trường.
Ở một diễn biến khác, OPEC vừa công bố báo cáo thị trường dầu tháng 6; trong đó, ghi nhận tổng sản lượng của nhóm OPEC+ trong tháng 5 đạt 41,23 triệu thùng/ngày, tăng 180.000 thùng/ngày so với tháng trước. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn đáng kể so với kế hoạch ban đầu là tăng 411.000 thùng/ngày trong tháng 5.Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc sản lượng của Saudi Arabia, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) không tăng như dự báo, trong khi một số quốc gia, đặc biệt là Iraq, đã thực hiện cắt giảm sản lượng vượt quá hạn ngạch cho phép. Bên cạnh đó, tình trạng vượt hạn ngạch vẫn tiếp diễn khi sản lượng của Kazakhstan, dù đã giảm 21.000 thùng/ngày so với tháng 4, nhưng vẫn cao hơn mức hạn ngạch quy định trong tháng 5.
- Từ khóa :
- dầu thô
- hàng hóa
- xuất khẩu
- thị trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Định giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mặt bằng giá thị trường
11:24' - 16/06/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện khi Triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg về việc tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô vọt tăng 5%
11:11' - 12/06/2025
Sau đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%. Chỉ số MXV-Index cũng tăng mạnh gần 2,5%, góp phần kéo chỉ số giá cho toàn thị trường. Ngược lại, giá nông sản lại chìm trong sắc đỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ
07:39' - 12/06/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương xứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi Mỹ chưa vội áp lệnh trừng phạt Nga
16:03' - 15/07/2025
Giá dầu giảm chiều 15/7 sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gia hạn cho Nga thêm 50 ngày để giải quyết tình hình tại Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22' - 15/07/2025
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27' - 15/07/2025
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.