Thị trường dầu thế giới biến động mạnh dù căng thẳng Trung Đông đã hạ nhiệt
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa rõ nét trong phiên giao dịch ngày 23/6. Trong khi giá cà-phê phục hồi mạnh mẽ trước những lo ngại về tình hình thời tiết tại Brazil thì thị trường dầu thế giới lại gây chú ý khi lao dốc tới hơn 7% trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông đang hạ nhiệt. Đóng cửa, lực bán áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index giảm hơn 1,2% về mức 2.260 điểm.
Theo ghi nhận của MXV, đà tăng của thị trường năng lượng đã bị chặn lại trong ngày hôm qua khi những lo ngại về gián đoạn cung ứng dầu toàn cầu tạm thời lắng xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, sắc đỏ bao trùm thị trường năng lượng với hai mặt hàng dầu thô đều quay đầu giảm tới 7,2%. Giá dầu WTI một lần nữa rơi khỏi ngưỡng 70 USD/thùng, cụ thể dừng ở mốc 68,51 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent cũng quay về mốc 71,48 USD/thùng, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2022. Trong những giờ đầu phiên giao dịch, giá dầu chịu áp lực mạnh trước động thái can thiệp quân sự bất ngờ của Mỹ vào cuộc xung đột Israel – Iran diễn ra hôm 21/6. Sự kiện này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng leo thang cũng như khả năng Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến vận tải huyết mạch của ngành dầu mỏ toàn cầu.Đã có thời điểm, giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng khi quốc hội Iran thông qua đề xuất phong tỏa eo biển này như một động thái đáp trả các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhiều dự báo cũng cho cho rằng, nếu Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran chính thức phê chuẩn phương án trên giá dầu thế giới có thể tăng vọt lên trên 120 USD/thùng.Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong ngày hôm qua đã xoa dịu những lo ngại trên. Theo đó, Iran đã tiến hành một đợt không kích nhằm vào căn cứ không quân Al Udeid của Mỹ tại Qatar để đáp trả, nhưng không gây thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng quân sự. Sau đó, không phận Qatar đã được mở lại chỉ vài giờ sau vụ việc, điều này đã phần nào xoa dịu những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực Vịnh Ba Tư cũng như khả năng xung đột tiếp tục leo thang.Giá dầu ngay sau đó đã lao dốc mạnh trong những giờ cuối phiên, khi cả hai mặt hàng chủ chốt đều mất tới 7% giá trị. Diễn biến này đã đúng với tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông bày tỏ mong muốn kéo giảm giá dầu nhằm ổn định thị trường năng lượng.Trong khí đó, khép lại phiên giao dịch ngày 23/6, nhóm nguyên liệu công nghiệp thu hút sự chú ý của thị trường khi ghi nhận lực mua áp đảo trên hầu hết các mặt hàng chủ chốt; trong đó, giá cà-phê Arabica ghi nhận mức tăng hơn 3,6%, trở lại mức 7.199 USD/tấn, giá cà-phê Robusta cũng quay đầu phục hồi hơn 4,4% về mức 3.904 USD/tấn. Nguyên nhân chính hỗ trợ giá hai mặt hàng trên chủ yếu đến từ những lo ngại về tình hình thời tiết tại Brazil.
Theo cơ quan dự báo thời tiết Brazil, một khối không khí lạnh mạnh đang tiến về khu vực Đông Nam nước này, dự báo sẽ gây ra sự thay đổi thời tiết đột ngột bắt đầu từ ngày 24/6. Đợt không khí lạnh này sẽ khiến nhiệt độ tại các bang Sao Paulo, Minas Gerais và Rio de Janeiro giảm sâu, nhiều nơi có khả năng lập kỷ lục mới về nhiệt độ tối thiểu trong tháng 6.
Nhiệt độ sẽ rất thấp, kéo dài khiến một số khu vực được dự báo sẽ trải qua đợt lạnh khắc nghiệt nhất trong nhiều thập kỷ, với nguy cơ sương giá xuất hiện trên diện rộng, đặc biệt tại các khu vực cao. Sương giá không chỉ làm chậm tiến độ thu hoạch mà còn có thể gây thiệt hại lớn cho cây cà-phê, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng nông sản của Brazil – quốc gia sản xuất cà-phê lớn nhất thế giới.
Chỉ số dự báo cực đoan EFI (Extreme Forecast Index) của mô hình ECMWF đã đạt mức tối đa (0,8 – 1,0) tại nhiều khu vực ở Brazil vào ngày 24 và 25/6, báo hiệu nhiệt độ sẽ nằm trong 1% thấp nhất từng được ghi nhận trong dữ liệu khí hậu của các vùng này.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cà-phê của Brazil vẫn là yếu tố hỗ trợ giá cà-phê trên thị trường quốc tế, đặc biệt đối với mặt hàng Arabica. Theo số liệu vừa được Cục Ngoại thương Brazil (Secex) công bố, trong 14 ngày làm việc đầu tiên của tháng 6, lượng cà-phê chưa rang xuất khẩu trung bình mỗi ngày đạt 7.085 tấn, giảm 30,3% so với mức trung bình 10.163 tấn/ngày của cả tháng 6/2024.
Ngoài ra, mặc dù tổng sản lượng cà-phê của Brazil được dự báo tăng trong năm nay, nhưng nguồn cung Arabica vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu hụt. Tại Minas Gerais - bang sản xuất cà-phê lớn nhất Brazil với tỷ trọng Arabica chiếm ưu thế, sản lượng năm 2024 ước đạt 28,1 triệu bao, giảm 3,1% so với năm trước.
Dự báo của Cơ quan Cung ứng Quốc gia Brazil (Conab) cho thấy, sang năm 2025, sản lượng Arabica tại bang này có thể tiếp tục giảm mạnh 11,6%, xuống còn 24,8 triệu bao.
Nguyên nhân chủ yếu là do chu kỳ luân phiên năng suất hai năm của cây cà-phê - một năm năng suất cao, một năm năng suất thấp cùng với các yếu tố bất lợi về khí hậu, tác động trực tiếp đến sản lượng thu hoạch.
- Từ khóa :
- hàng hóa
- xuất khẩu
- thị trường
- Việt Nam
- Trung Đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Định giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mặt bằng giá thị trường
11:24' - 16/06/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện khi Triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg về việc tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô vọt tăng 5%
11:11' - 12/06/2025
Sau đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%. Chỉ số MXV-Index cũng tăng mạnh gần 2,5%, góp phần kéo chỉ số giá cho toàn thị trường. Ngược lại, giá nông sản lại chìm trong sắc đỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ
07:39' - 12/06/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương xứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá đồng tăng vọt khi Hoa Kỳ thông báo áp thuế 50% tới tất cả mặt hàng đồng nhập khẩu
09:22'
Chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,75%, lên mức 2.223 điểm. Động lực chính đến từ nhóm kim loại, như giá đồng COMEX tăng vọt hơn 13%. Cùng đó, thị trường cao su cũng đang cho thấy những tín hiệu lạc quan.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức cao nhất trong hai tuần
07:34'
Giá dầu phiên 8/7 tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, trước các dự báo sản lượng dầu của Mỹ giảm, các cuộc tấn công mới vào tàu hàng trên Biển Đỏ, và những lo ngại về thuế quan của Mỹ đối với đồng.
-
Hàng hoá
Mỹ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu năm 2025
07:13'
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo ngày 7/7, năm 2025 nước này sẽ sản xuất ít dầu hơn so với dự báo trước đây, do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Hàng hoá
Rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế
20:25' - 08/07/2025
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 185/SYT-NVD yêu cầu rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7
18:33' - 08/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ được VPI dự báo có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt trước lo ngại về thuế quan Mỹ
16:40' - 08/07/2025
Giá dầu châu Á đã quay đầu giảm trong phiên 8/7, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá vàng giằng co giữa rủi ro thuế quan mới và lợi suất trái phiếu tăng cao
16:15' - 08/07/2025
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần.
-
Hàng hoá
Giá cà phê sụt giảm 4%
08:58' - 08/07/2025
Trên thị trường hàng hoá, toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại đồng /loạt suy yếu. Trong khi đó, giá cà phê cũng ghi nhận mức sụt giảm tới hơn 4% trước áp lực từ các quỹ đầu tư.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 2% lo ngại về mức thuế quan mới của Mỹ
07:43' - 08/07/2025
Giá dầu thế giới tăng gần 2% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, khi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh đã lấn át tác động từ việc OPEC+ nâng sản lượng cao hơn dự kiến trong tháng 8/2025