Thế giới và than đá – Bài cuối: Cuộc chơi năng lượng chưa ngã ngũ
Theo tờ Financial Times, Ấn Độ sản xuất ba phần tư sản lượng điện từ than đá, dù đã đầu tư hàng tỷ USD vào các trang trại năng lượng Mặt trời và gió trong thập kỷ qua. Nền kinh tế đói năng lượng của nước này đang tiêu thụ nhiều điện hơn so với các nguồn xanh hiện có thể cung cấp.
Thủ tướng Narendra Modi muốn đất nước đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070. Nhưng ưu tiên cấp bách hơn của chính phủ là nâng cao mức sống, kết nối mọi người với lưới điện ở quốc gia đông dân nhất thế giới và biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất để cạnh tranh với Trung Quốc. Đối với Coal India, công ty nhà nước là nhà sản xuất than nhiệt lớn nhất thế giới, nhiệm vụ rất rõ ràng.“Chúng tôi cần phát triển ngành năng lượng để đáp ứng nhu cầu của quốc gia và tầm nhìn của Thủ tướng,” ông PM Prasad, Chủ tịch Coal India nói. “Vì chúng tôi có trữ lượng than lớn thứ 5 thế giới và không có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi buộc phải sử dụng than đá”. Đối với ông, ưu tiên chính là tránh “cắt điện luân phiên” – cúp điện có chủ ý khi cung không đáp ứng được cầu.
Coal India có hơn 300 mỏ than trên cả nước và đang xây thêm. Chính phủ kỳ vọng sản lượng than nội địa sẽ tăng 6-7% mỗi năm để đạt 1,5 tỷ tấn vào năm 2030. Công ty đang mở lại gần ba chục mỏ than đã ngừng hoạt động và có thêm 5 mỏ than mới trong kế hoạch. Ông Prasad, một kỹ sư khai thác, dự kiến tiêu thụ than của Ấn Độ sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2035. “Dần dần, tỷ trọng than đá sẽ giảm trong cơ cấu năng lượng của đất nước và chúng tôi cũng đang đa dạng hóa”, ông Prasad nói.
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng sự phụ thuộc của Ấn Độ vào than đá theo nhiều cách. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, nhu cầu dùng máy điều hòa không khí ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đang gây áp lực lớn lên lưới điện – áp lực mà các nhà vận hành lưới điện thường sử dụng than đá để giảm bớt.Bài toán cân bằng tại Trung QuốcỞ Trung Quốc, cuộc đua điện khí hóa các lĩnh vực lớn của nền kinh tế, từ ô tô, tàu hỏa đến nhà máy, khiến nhu cầu điện tăng nhanh hơn nền kinh tế từ năm 2020.Sản xuất than đá vẫn mạnh ở các nơi như Sơn Tây, một tỉnh phía Bắc Trung Quốc với khoảng 34 triệu dân, chiếm một phần tư sản lượng than của Trung Quốc. Ngành này đóng góp khoảng 30% kinh tế Sơn Tây và tạo ra khoảng 3 triệu việc làm.Ông Wang Xiaojun, một nhà hoạt động khí hậu 51 tuổi từ phía Tây Sơn Tây nói rằng khi còn trẻ, một trong những công việc của ông là mua và vận chuyển than cho gia đình để nấu ăn và sưởi ấm.Từ những năm 1980, khi than đá trở thành trung tâm trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, hầu hết người dân địa phương chấp nhận “không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, đất ô nhiễm, phổi ô nhiễm” như một phần của cuộc sống, ông nói.
“Khi còn là học sinh trung học, hoặc sau này là sinh viên đại học, chúng tôi tập thể dục buổi sáng trong sương mù. Và các cặp đôi không ngạc nhiên hay buồn bã khi quần áo cưới của họ bị bẩn bởi bụi than chỉ sau vài giờ”, ông Wang nói. “Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng phát triển có cái giá của nó. Một số người phải giàu lên trước, và Trung Quốc phải phát triển và thoát nghèo trước”.
Ngày nay, Sơn Tây ở một số khía cạnh không còn như trước, sau khi đóng cửa hàng nghìn mỏ than trong 15 năm qua và nhanh chóng phát triển năng lượng tái tạo. Nhưng sự phụ thuộc vào than đá không giảm nhiều hoặc nhanh như nhiều người hy vọng.Thách thức lớn đối với giới chức Sơn Tây là làm thế nào để đẩy nhanh chuyển đổi khỏi than đá mà không gây thất nghiệp hàng loạt và bất ổn xã hội. Từ năm 2021, các quan chức địa phương đã khai phá chiến lược đa dạng hóa, nghiên cứu tới 14 ngành công nghiệp mới để giảm phụ thuộc vào than đá.Tuy nhiên, sản xuất than đá vẫn ổn định trong những năm gần đây, và năm ngoái, 7 mỏ than mới đã mở ở Sơn Tây, theo truyền thông nhà nước. Vấn đề lớn nhất, ông Wang nói, là dân chúng Sơn Tây chưa sẵn sàng cho sự thay đổi cấu trúc kinh tế. “Chúng tôi không chỉ nói về kinh tế, mà còn về xã hội,” ông Wang nói, lưu ý rằng ước tính có tới 1,5 triệu người trong khu vực có thể mất việc trong 5 năm tới. “Hàng triệu người mất việc không chỉ là cơn ác mộng đối với Sơn Tây, mà có thể là cơn ác mộng đối với Trung Quốc”.Thách thức về cách duy trì việc làm và sinh kế cho các cộng đồng hiện được hỗ trợ bởi than đá là vấn đề lặp lại trên toàn thế giới. Khi nhu cầu điện của Trung Quốc tiếp tục tăng, tiêu thụ than đá có thể tiếp tục tăng về giá trị tuyệt đối, dù nó đang giảm dần theo tỷ lệ phần trăm trong sản xuất điện.Năm nay, Trung Quốc có khả năng không đạt mục tiêu cường độ carbon – mục tiêu được đặt ra năm 2021 nhằm giảm lượng phát thải carbon so với GDP. Và sự bùng nổ gần đây của các nhà máy điện than mới – một phần do sự phục hồi sau COVID-19 – cho thấy sản xuất điện từ than đá vẫn sẽ tồn tại. Năm ngoái, việc xây dựng các nhà máy điện than ở Trung Quốc đạt mức cao nhất trong gần một thập kỷ.Áp lực quốc tế lên Trung Quốc để từ bỏ than đá – một đặc điểm nổi bật của các hội nghị khí hậu trong những năm sau Hiệp định Paris – cũng đã giảm. Chuyên gia Li Shuo, Giám đốc tại Viện Chính sách Xã hội châu Á ở Washington, và là chuyên gia kỳ cựu trong đàm phán khí hậu, nói rằng điều kiện quốc tế để thúc đẩy chương trình nghị sự khí hậu toàn cầu đã xấu đi nghiêm trọng trong thập kỷ qua.
Ngay cả trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ở mức thấp lịch sử. Điều này đã làm giảm khả năng của các đối tác phương Tây trong việc gây ảnh hưởng đến Bắc Kinh hướng tới các nỗ lực khử carbon tham vọng hơn.Tuy nhiên, chuyên gia Li cũng lưu ý một cách lạc quan rằng các ngành năng lượng tái tạo và xe điện hàng đầu thế giới của Trung Quốc đã làm giảm chi phí của các công nghệ này, và rằng Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đang “gắn di sản khí hậu của mình với khả năng cạnh tranh công nghiệp”.
Tương lai bất địnhViệc thế giới sẽ sớm đạt đỉnh than đá – nếu có – vẫn đang được tranh luận. Nhưng tác động khí hậu của nó rất rõ ràng: than đá chiếm 30% lượng phát thải carbon dioxide kể từ cách mạng công nghiệp. Ngoài ra, khai thác than đá là nguồn phát thải methane đáng kể, một loại khí gây nóng mạnh.“Tôi cảm thấy khá sợ hãi về tương lai,” Giáo sư Dieter Helm, chuyên gia chính sách kinh tế tại Đại học Oxford nói. “Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta đang đi trên con đường không bền vững… Nhưng họ không sẵn sàng chấp nhận hậu quả”. Ông nói thêm rằng: “Không có đỉnh than đá, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục đốt than ở mức hiện tại, đó vẫn là một thảm họa”. Một trong những sự thật ảm đạm nhất về tương lai của than đá là sự mới mẻ của đội ngũ các nhà máy điện than trên khắp châu Á."Trong nhiều trường hợp, vận hành các nhà máy than hiện có rẻ hơn so với xây mới bất cứ thứ gì,” ông Nat Keohane, Chủ tịch Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng nói. Ông đang làm việc cho một sáng kiến, Liên minh Kinetic, với kế hoạch tài trợ đóng cửa các nhà máy than bằng tín dụng carbon.Ước tính chính thức từ IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) cho thấy việc sử dụng than đá có thể đạt đỉnh vào khoảng năm 2027. Đối với ông Carlos Fernández Alvarez, Trưởng bộ phận thị trường khí đốt, than và điện tại IEA, mô hình hiện tại cho thấy tiêu thụ than đá sẽ tăng nhẹ trong vài năm tới. “Chúng tôi không thấy than đá thực sự giảm,” ông Alvarez thừa nhận. “Nó có thể sẽ đạt đỉnh trước năm 2030, nhưng không phải ngày mai”.Ông Tom Price, nhà phân tích hàng hóa tại Panmure Liberum nhận định rằng việc sử dụng than đá sẽ tiếp tục tăng khoảng 0,5 đến 1% mỗi năm. “Trong khung thời gian rất dài, than đá là một ngành công nghiệp đang chết, nhưng nó sẽ không chết trong 5-10 năm như mọi người mong đợi”, ông nói.Một số người lạc quan kỳ vọng thế giới sẽ sớm đạt đỉnh than đá. Không chỉ giá năng lượng tái tạo giảm mạnh, mà sự xuất hiện của lưu trữ năng lượng giá rẻ trong pin đang cho phép năng lượng tái tạo cung cấp điện “ổn định” suốt ngày đêm, theo cách trước đây không thể thực hiện.
Ở Trung Quốc, trong quý đầu tiên của năm nay, nhu cầu điện tăng, nhưng sản xuất từ than đá giảm, do sự gia tăng của năng lượng tái tạo. Trong 12 tháng qua, lượng phát thải của Trung Quốc giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.Dù sự thay đổi đó cuối cùng có được chứng minh là vĩnh viễn, thì nó vẫn muộn hơn so với kỳ vọng.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Chương mới trong hợp tác Trung Quốc - Trung Á
05:30' - 18/06/2025
Hiện nay, hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và 5 nước Trung Á đang bước vào "làn đường nhanh".
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc - Bài cuối: Thay đổi để thích ứng
06:30' - 17/06/2025
Theo bài phân tích trên The Straits Times, Trung Quốc coi xe điện là chiến lược - chìa khóa cho an ninh năng lượng, tự chủ về công nghệ và quá trình chuyển đổi xanh.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc - Bài 1: "Lời nguyền Neijuan"
05:30' - 17/06/2025
Cung vượt cầu và cuộc chiến giá cả đang thúc đẩy các công ty Trung Quốc cố gắng vượt nhau trong một vòng xoáy đi xuống, và một cuộc cải tổ lớn là điều không thể tránh khỏi.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.