Thể chế mở đường, sản xuất công nghiệp chờ bứt phá
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn đang từng bước phục hồi, khẳng định vai trò là động lực chính của tăng trưởng. Song hành cùng chủ trương của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, ngành công nghiệp đang đứng trước những cơ hội vàng để bứt phá.
* Phục hồi nhưng thách thức còn đóTheo các chuyên gia kinh tế, tiếp tục là trụ đỡ cho đà tăng trưởng của toàn nền kinh tế, phấn đấu GDP đạt mức 8% trong năm 2025, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, với chỉ số sản xuất toàn ngành (IIP) trong 6 tháng đầu năm 2025 được dự kiến tăng so với mức 8,8%. Nhiều ngành sản xuất tiêu biểu đang thể hiện sức bật mạnh mẽ, như sản xuất xe có động cơ, sản phẩm từ cao su và plastic, trang phục, phương tiện vận tải... Các nhóm ngành có liên quan đến tiêu dùng và xuất khẩu như sản phẩm điện tử, máy vi tính, thực phẩm chế biến nhiều khả năng duy trì đà tăng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu lạc quan, sản xuất công nghiệp đang bộc lộ những dấu hiệu giảm tốc đáng lo ngại, cho thấy những thách thức vẫn còn đó. Sản xuất công nghiệp dù tăng trưởng tháng thứ năm liên tiếp, nhưng tốc độ lại chậm hơn đáng kể so với mức 9,9% của tháng 4 năm nay. Điều này cho thấy động lực phục hồi đang yếu dần và chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất công nghiệp cũng phản ánh rõ điều này. Sau khi đạt 50,5 điểm trong tháng 2, PMI đã giảm mạnh xuống 45,6 điểm trong tháng 4 – mức đáng báo động, cho thấy sự co lại của hoạt động sản xuất công nghiệp. Dù đã có sự phục hồi nhẹ lên 49,8 điểm trong tháng 5 nhưng vẫn dưới ngưỡng 50 điểm. Điều này cho thấy, sản lượng tăng trưởng còn thấp. Nguyên nhân của sự giảm tốc này được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là do những lo ngại về thuế quan và các yếu tố vĩ mô khác. Trong khi sản xuất bia, quần áo - đồ may mặc, thép có sự tăng trưởng nhẹ hoặc ổn định, thì tăng trưởng ở một số ngành chủ lực khác như giày dép da, điện thoại di động; đặc biệt, linh kiện điện tử...lại đang "âm" - đánh dấu mức sụt giảm đáng kể. Ông Nguyễn Hoàng Phước, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Nam Việt Furniture (Bến Tre) chia sẻ về những khó khăn, thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều biến động. Các đối tác nước ngoài thắt chặt chi tiêu, cùng với đó là những rào cản thuế quan mới từ một số thị trường lớn khiến doanh nghiệp phải rất vất vả tìm kiếm đơn hàng. Chi phí sản xuất thì vẫn tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đơn vị đang phải rất cẩn trọng trong kế hoạch sản xuất để tránh tồn kho và tối ưu dòng tiền. * Xu thế mới Trong bối cảnh những thách thức hiện hữu, Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để khu vực công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể bứt phá theo hướng nhanh và bền vững. Đáng chú ý, Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã phác thảo một lộ trình rõ ràng, xem cải cách thể chế là chìa khóa mở ra triển vọng của nền kinh tế năm 2025.Tại những diễn đàn kinh tế gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh, việc cải cách thể chế, đặc biệt là cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ, là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Đất nước cần một môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng hơn để giải phóng mọi nguồn lực cho phát triển.
Nghị quyết 68-NQ/TW cũng liệt kê những trụ cột cải cách thể chế, theo đó, mở ra những cơ hội vàng cho ngành công nghiệp. Cụ thể như, cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ. Đây là yếu tố được doanh nghiệp mong chờ nhất và việc giảm bớt gánh nặng giấy tờ, thời gian chờ đợi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung hơn vào sản xuất, kinh doanh cốt lõi. Hay như cải cách quy định thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và xử lý sai phạm một cách linh hoạt. Điều này nhằm tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp, tránh tình trạng thanh tra chồng chéo, gây phiền hà, đồng thời đảm bảo xử lý nghiêm minh nhưng có tính xây dựng đối với các vi phạm. Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh cũng là cách để khuyến khích và tôn vinh doanh nghiệp, ghi nhận những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, tạo động lực cho các nhà đầu tư và khởi nghiệp. Hay như tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp - điểm mấu chốt để hình thành chuỗi cung ứng nội địa vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của ngành. Ngoài ra, là chủ trương khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), qua đó, giúp ngành công nghiệp Việt Nam không chỉ là nơi gia công mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cao, việc đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cũng không thể không nhắc tới chủ trương cải thiện việc tiếp cận nguồn lực đất đai, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, mở rộng quy mô; hay xây dựng kênh tín dụng thương mại riêng biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn; đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), đánh giá rất cao tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW. Nếu những giải pháp này được triển khai đồng bộ và quyết liệt, đặc biệt là việc cắt giảm thủ tục, cải thiện môi trường đầu tư, thì đây sẽ là một cú hích cực lớn cho các ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân đang rất khát khao được 'cởi trói' để bứt phá. Hơn nữa, xu thế toàn cầu về chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và số hóa cũng đang mở ra những cơ hội mới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Việc đầu tư vào công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), IoT (Internet of Things) trong quản lý sản xuất sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch, HĐQT kiêm CEO Công Ty cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ ABSoft - một chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số, tối ưu trong quản trị doanh nghiệp đối với ngành sản xuất công nghiệp, cho hay, thách thức về thuế quan hay chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhưng chính trong những giai đoạn này, việc áp dụng công nghệ số, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và hướng tới sản xuất xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh vượt trội. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực tư nhân, cần chủ động nắm bắt xu thế này để không chỉ vượt qua khó khăn mà còn định vị lại vị thế của mình trên bản đồ công nghiệp thế giới. Có thể thấy, ngành công nghiệp Việt Nam đang ở một điểm giao thoa quan trọng; giữa sự phục hồi mạnh mẽ nhưng vẫn phải đối mặt với nguy cơ giảm tốc do các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, với định hướng rõ ràng trong việc cải cách thể chế và khuyến khích kinh tế tư nhân, cùng với sự chủ động nắm bắt các xu thế công nghệ mới của chính các doanh nghiệp sẽ tạo đà cho ngành công nghiệp của đất nước từng bước tích lũy tiềm lực, tạo nền tảng đột phá và tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế. Chặng đường phía trước đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm từ Chính phủ, các bộ ngành và địa phương trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 68-NQ/TW thành hành động thiết thực, cùng với sự linh hoạt, sáng tạo và tinh thần học hỏi không ngừng từ cộng đồng doanh nghiệp. Khi những "nút thắt" được tháo gỡ, và động lực từ khu vực kinh tế tư nhân được phát huy tối đa, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ phục hồi mà còn kiến tạo một tương lai phát triển nhanh và bền vững.Ngọc Quỳnh- Từ khóa :
- Công nghiệp
- sản xuất
- Việt Nam
- kỷ nguyên mới
Tin liên quan
-
Bất động sản
Dư địa mới cho bất động sản công nghiệp phát triển sau hợp nhất
14:15' - 25/06/2025
Với việc TP. Hồ Chí Minh mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 trên cơ sở hợp nhất 3 địa phương TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tạo ra một siêu đô thị tầm quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hút đầu tư hơn 20 tỷ USD
16:46' - 22/06/2025
Các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2025 – 2030 đạt hơn 20 tỷ USD sau khi sáp nhập 3 địa phương gồm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp đường sắt và chặng đường thay đổi
14:59' - 22/06/2025
Đường sắt từng là "xương sống" của hệ thống giao thông tại Việt Nam, mang trong mình tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Chính sách mới
Quy định mới về tổ chức, hoạt động của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa
09:44' - 25/07/2025
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BXD quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa.
-
Chính sách mới
Bộ Công Thương ra công điện ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên sông Cả
13:11' - 23/07/2025
Bộ Công Thương ban hành công điện về ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả tới Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện.
-
Chính sách mới
Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
19:25' - 19/07/2025
Ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
-
Chính sách mới
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp
19:35' - 18/07/2025
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp (Ban Quản lý) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
-
Chính sách mới
Công bố quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, Lai Châu
18:59' - 18/07/2025
UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu đến năm 2045.
-
Chính sách mới
Dự thảo Luật Thương mại điện tử hướng đến môi trường bền vững và minh bạch
17:20' - 18/07/2025
Dự thảo Luật Thương mại điện tử đang được xây dựng với định hướng thúc đẩy thương mại điện tử xanh, phát triển bền vững và bảo đảm trách nhiệm xã hội.
-
Chính sách mới
Đà Nẵng miễn giấy phép xây dựng cho loạt công trình, dự án lớn
15:22' - 17/07/2025
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng có công văn số 641/SXD-CPXD ngày 15/7/2025 gửi UBND các xã, phường, đặc khu về việc miễn giấy phép xây dựng và công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy định pháp luật.
-
Chính sách mới
Thương mại điện tử được ưu tiên trong kế hoạch xúc tiến thương mại 2025
17:26' - 16/07/2025
Chuyển đổi số và thương mại điện tử tiếp tục được coi là trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2025 theo tinh thần Quyết định số 1970/QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
-
Chính sách mới
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường carbon rừng
13:32' - 15/07/2025
Việc quy định về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng sẽ giúp huy động nguồn tài chính mới cho công tác bảo vệ rừng thông qua sự vận hành của thị trường carbon rừng trong thời gian tới.