Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Tạo môi trường pháp lý minh bạch
Trong bối cảnh mới, ngành hàng lúa gạo hướng đến mục tiêu đa giá trị, đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, đa dạng nguồn thu nhập cho người trồng lúa; vùng sản xuất lúa nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính rất cần một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành, địa phương.
Việc đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia sẽ tạo môi trường thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo; môi trường pháp lý minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo toàn diện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, ngành hàng lúa gạo không chỉ đóng vai trò nòng cốt đối với an ninh lương thực quốc gia mà còn là ngành có tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, góp phần làm nên thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, ngành hàng này còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, nguyên nhân chủ yếu nhất là ngành lúa gạo vẫn thiếu một chiến lược, hay nói cách khác là thiếu một chính sách phát triển ổn định, vững chắc. Đầu tư cho sản xuất lúa gạo, nhất là gạo xuất khẩu chưa xứng tầm (về giống, khoa học công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến). Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thiếu chuyên nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc không nắm giữ phát triển thị trường, củng cố thương hiệu; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và công tác kiểm tra giám sát, xử lý chưa tốt…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng cho rằng, các khung pháp lý liên quan đến ngành hàng lúa gạo hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét, sửa đổi, bổ sung khi chưa tạo ra được những động lực đủ mạnh và một môi trường thuận lợi cho người sản xuất và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trước thực tế đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, cần một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, ngành hàng trong việc điều phối các hoạt động chung ngành lúa gạo, bên cạnh sự quản lý chuyên ngành của các bộ, đó là Hội đồng Lúa gạo quốc gia. Theo ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công Thương, lúa gạo là một mặt hàng rất đặc thù, hoàn toàn không giống với các ngành hàng khác. Hội đồng được thành lập sẽ giải quyết tất cả những vấn đề cấp thiết liên quan đến lúa gạo, từ sản xuất, kinh doanh trong nước đến hoạt động xuất nhập khẩu; những khó khăn, vướng mắc, từ sản xuất manh mún, nay phải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như: môi trường, lao động… Ông Nguyễn Văn Hội cho biết, Hội đồng này không chỉ có Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn mà tất các bộ, ngành có liên quan tham gia trực tiếp để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo. Hội đồng hoạt động hiệu lực, hiệu quả được trong thời gian tới thì cần sự tham gia các bên. Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đánh giá, việc thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia là cần thiết. Bởi sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở trong những năm tới còn có những biến động lớn về thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Nếu hướng mạnh vào xuất khẩu là gạo thơm, gạo dẻo, gạo đặc sản, gạo dinh dưỡng… thì cần có một bộ phận với nhiều góc nhìn: thị trường, khoa học kỹ thuật… Ông Hoàng Trọng Thủy cũng đưa ra một thực tế, trước biến động của thị trường xuất khẩu gạo trong những năm vừa qua đã có những ý kiến về việc lập lại giá sàn xuất khẩu, hay như việc hiệp hội chưa tập hợp được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. “Hội đồng sẽ tạo được sự khách quan, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân. Nếu hiện chỉ có ngành công thương và nông nghiệp thì sẽ chỉ là thương mại và tăng năng suất. Như vậy, còn thiếu đại diện cho người trồng lúa, đó chính là Hội Nông dân”, ông Hoàng Trọng Thủy nêu ý kiến. Ông Hoàng Trọng Thủy kỳ vọng, hội đồng sẽ tham vấn và tham mưu cho Chính phủ về thị trường, sản lượng lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu và gia tăng thu nhập của người trồng lúa. Hội đồng sẽ tạo nên mối liên kết trong chuỗi giá trị, từ chuỗi cung ứng vật tư đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất; liên kết nông dân để thành lập hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học... Đó là xã hội hiện đại về kinh tế thị trường.
Yếu tố đầu tiên để hội đồng hoạt động hiệu quả, theo ông Nguyễn Văn Hội đó là, sau khi hội đồng thành lập phải có một cơ sở dữ liệu chung. Cơ sở dữ liệu không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới và các nước trong khu vực, các nước sản xuất lúa gạo, các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo để điều hành hoạt động.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã dự thảo Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách và hồ sơ liên quan về thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia. Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương, hiệp hội để xin ý kiến trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách.Hội đồng là tổ chức phối hợp liên ngành tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành đối với sự phát triển ngành hàng lúa gạo. Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý minh bạch, hiệu quả, đảm bảo ổn định và phát triển thị trường, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo toàn diện, hiệu quả góp phần đảm bảo anh sinh xã hội và an ninh lương thực quốc gia, phát triển sản xuất, xuất khẩu hướng tới mục tiêu bền vững. Theo ông Nguyễn Anh Sơn, hội đồng sẽ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành lúa gạo. Hội đồng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong quá trình phát triển ngành lúa gạo. Đồng thời, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án có tính liên ngành về lúa gạo. Hội đồng sẽ cho ý kiến về chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách... liên quan đến ngành hàng lúa gạo thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để thu thập thông tin, phân tích đánh giá về tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành hàng lúa gạo.- Từ khóa :
- lúa gạo
- Hội đồng Lúa gạo quốc gia
- xuất khẩu gạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
18:39' - 06/08/2024
Chiều 6/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã làm việc cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Sóc Trăng tăng chất lượng giống lúa gạo để nâng cao giá trị
15:54' - 21/07/2024
Ngành nông nghiệp Sóc Trăng đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2024 tăng sản lượng lúa thêm 801.990 tấn, nâng tổng sản lượng lúa của tỉnh cả năm 2024 lên 2,13 triệu tấn, tăng gần 7% kế hoạch.
-
Kinh tế tổng hợp
Lúa gạo Việt thành công từ giống tốt
08:42' - 16/07/2024
Đóng góp thành tựu lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam phải kể đến những thành công trong nghiên cứu giống.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11'
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.