Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, trải qua nhiều vòng đánh giá nghiêm ngặt, khách quan, công tâm từ phân loại, thẩm định hồ sơ, khảo sảt thực tế, chấm điểm… sản phẩm nước mắm Lê Gia - cốt đặc biệt 40N của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia (mắm Lê Gia) vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đánh giá, chấm điểm và công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao. Đây cũng là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhân OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao quốc gia phải đáp ứng được nhiều tiêu chí; ttrong đó có thúc đẩy chuỗi liên kết nông sản địa phương, thể hiện đặc sắc văn hóa bản địa, hội tụ tiêu chuẩn cao và xuất khẩu. Lê Gia là thương hiệu nước mắm truyền thống từ làng chài Khúc Phụ (xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Với hơn 200 năm lịch sử, làng nghề Khúc Phụ đã trở thành biểu tượng cho sự kiên trì và tinh hoa của người dân xứ Thanh, nơi những giọt “mật của biển” được chắt lọc qua thời gian.
Sản phẩm nước mắm Lê Gia được làm hoàn toàn từ cá cơm tươi và muối hạt ủ 2 năm, lên men trong thùng gỗ suốt 24 tháng bằng phương pháp nén gài truyền thống, không thêm phụ gia hay chất bảo quản. Sản xuất hoàn toàn với phương pháp truyền thống và áp dụng kiểm soát chất lượng với tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Hiện tại, Lê Gia có các chứng nhận uy tín trong và ngoài nước như: FDA, HACCP, ISO 22000, GACC, OCOP 5 sao, hàng Việt Nam Chất lượng cao nhiều năm liên tục, sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quốc gia... Các sản phẩm của Lê Gia có mã số xuất khẩu tại các thị trường EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản...
Việc nước mắm Lê Gia được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu của mắm của Lê Gia mà còn mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và hướng đến mục tiêu xuất khẩu rộng ra thị trường các nước.
Trước đó, vào năm 2021, sản phẩm mắm tôm của công ty Lê Gia cũng đã đạt OCOP 5 sao. Không chỉ dừng lại ở nước mắm, Lê Gia còn phát triển các dòng sản phẩm gia vị truyền thống khác như mắm tép, mắm tôm, và các loại thực phẩm ăn liền. Mỗi sản phẩm đều mang trong mình hương vị nguyên bản, tự nhiên và an toàn, khẳng định cam kết chất lượng với người tiêu dùng.
Ông Lê Anh, giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia cho biết: "Được công nhận danh hiệu OCOP 5 sao vừa là vinh hạnh vừa là trách nhiệm lớn lao với chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng gắn mình vào quê hương, đồng hành và thúc đẩy cùng cộng đồng địa phương và chuỗi giá trị của nông sản quê nhà".
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Thanh Hóa đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng. Tính đến hết tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã phát triển được 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao. Các sản phẩm thể hiện những màu sắc, hương vị đặc trưng riêng, không chỉ chiếm được sự tin yêu của khách hàng trong nước mà còn từng bước chinh phục thị trường xuất khẩu; trong đó, nhiều sản phẩm OCOP của Thanh Hóa đã xuất khẩu ra thị trường Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nam Phi, Trung Quốc, các nước Trung Đông, các nước châu Âu như: mắm tôm, nước mắm, moi khô, chả mực, cá biển, ngao sấy, sản phẩm từ tre luồng, nông sản.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết
08:33' - 14/01/2025
Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán
-
Hàng hoá
Giỏ quà sản phẩm OCOP hút hàng dịp Tết
14:06' - 13/01/2025
Năm nay, các sản phẩm OCOP đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị của vùng đất "đầy nắng và gió".
-
Thị trường
Phú Thọ có thêm gần 100 sản phẩm được công nhận OCOP
11:28' - 25/12/2024
Lũy kế đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 306 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên; trong đó có 1 sản phẩm hạng 5 sao; 49 sản phẩm hạng 4 sao; 256 sản phẩm hạng 3 sao.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Ứng dụng hiệu quả công nghệ số để kiểm soát hàng giả
17:05'
Chuyển đổi số với công cụ công nghệ hiện đại giúp nhận diện hành vi bất thường trong giao dịch mua bán nhằm tạo ra hệ thống kiểm soát chặt chẽ, an toàn, bảo đảm quyền lợi người dân và doanh nghiệp,
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu cùng quay đầu giảm nhẹ từ chiều 17/7
14:51'
Chiều 17/7, giá các loại xăng và dầu cùng quay đầu giảm nhẹ theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau 3 phiên giảm
14:40'
Dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến của Trung Quốc và mức sụt giảm dầu dự trữ lớn hơn dự báo của Mỹ đều là những yếu tố hỗ trợ giá dầu.
-
Hàng hoá
"Cú hích" cho chuỗi giá trị ethanol nội địa
14:26'
Từ 1/1/2026, Việt Nam sẽ bắt buộc sử dụng xăng E10 trên toàn quốc, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải.
-
Hàng hoá
Phạt 180 triệu với doanh nghiệp sản xuất hàng giả nhãn hiệu D-nee, Tauau
10:34'
Doanh nghiệp tại Hưng Yên sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau bị xử phạt 180 triệu đồng. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về cung cầu
10:24'
Giá dầu có phiên điều chỉnh giảm nhẹ khi thị trường xuất hiện những lo ngại nhất định về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ.
-
Hàng hoá
TP. Hồ Chí Minh: Nhãn vào mùa thu hoạch, giá giảm mạnh
10:12'
Trung tuần tháng 7/2025, nông dân tại các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như xã Hòa Hiệp, xã Bình Châu, Phước Hải… bước vào mùa thu hoạch chính vụ.
-
Hàng hoá
Lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ tăng giúp hạ nhiệt giá dầu thế giới
08:04'
Chốt phiên 16/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 19 xu Mỹ, xuống 68,52 USD/thùng, trong ki giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 14 xu Mỹ, xuống 66,38 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi lên nhờ kỳ vọng về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc
15:31' - 16/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 16/7 nhờ kỳ vọng về nhu cầu mùa Hè tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.