Tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp
Trước đó, báo cáo tóm tắt tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật thể hiện tư duy đổi mới nhằm hướng đến quản trị địa phương hiện đại, kiến tạo phát triển, tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong kỷ nguyên mới của đất nước. Việc xây dựng Luật này còn mang ý nghĩa lịch sử rất lớn, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta.
Về phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, dự thảo Luật xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền; thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho mô hình chính quyền địa phương ở đặc khu. Đồng thời, Chính phủ đã chỉnh lý, bổ sung các quy định về đơn vị hành chính, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, thực hiện triệt để nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Để thể chế hóa các quan điểm, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, dự thảo Luật đã hoàn thiện các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã một cách khoa học, đồng bộ, thống nhất; phân định rõ thẩm quyền giữa tập thể UBND và cá nhân Chủ tịch UBND, tạo điều kiện thực hiện cơ chế điều hành linh hoạt, hiệu quả, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đồng thời, Chính phủ đã chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp và ủy quyền.
Cụ thể là: Bổ sung chủ thể phân cấp là HĐND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh; bổ sung cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát để điều chỉnh kịp thời các nội dung phân quyền, phân cấp; trao quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc cấp mình và của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã, không để việc giải quyết công việc, thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp bị đình trệ, ùn tắc, kém hiệu quả.
Trên cơ sở các nguyên tắc phân định thẩm quyền, dự thảo Luật đã thiết kế lại toàn diện nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), bảo đảm phân định rõ, không trùng lắp, chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp chính quyền, phù hợp với mô hình quản trị địa phương hiện đại; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để các luật chuyên ngành căn cứ vào các quy định của Luật này để quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Theo đó, Chính phủ đã rà soát, chỉnh lý các điều quy định về chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã, cụ thể: Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cho Chủ tịch UBND (UBND tỉnh có 12 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; Chủ tịch UBND tỉnh có 23 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; UBND xã có 10 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; Chủ tịch UBND xã có 17 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn); bổ sung quy định Chủ tịch UBND được quyết định các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND (trừ những nội dung theo yêu cầu phải thảo luận tập thể UBND) và báo cáo UBND tại phiên họp UBND gần nhất. Đây là một bước cải cách mạnh mẽ nhằm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tạo động lực đổi mới trong quản trị địa phương. Các quy định này của Luật bảo đảm phát huy sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, nâng cao hơn trách nhiệm của Chủ tịch UBND, hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Dự thảo Luật đã kết hợp giữa kế thừa có chọn lọc và đổi mới nhằm hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung này tại dự thảo Luật. Cụ thể là: Quy định HĐND cấp xã có 2 ban là Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội; giữ nguyên số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã trong khung tối thiểu và tối đa (riêng số lượng đại biểu HĐND của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội có 125 đại biểu); quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật "Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp xã, Ủy viên của Ban của HĐND cấp tỉnh có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách" và giao "Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể số lượng Phó Chủ tịch, Phó Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp xã, việc bố trí đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã hoạt động chuyên trách" để bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của đất nước, của địa phương theo từng giai đoạn phát triển của đất nước hoặc khi có chủ trương, định hướng mới của cấp có thẩm quyền thì không phải sửa đổi, bổ sung các quy định này của Luật.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ mô hình chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp là một bước cải cách quan trọng và có tính chất lịch sử. Để đảm bảo sự liên tục, thông suốt và ổn định trong quá trình chuyển đổi này, dự thảo Luật đã quy định đầy đủ, bao quát và có tính đến các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, từ việc tổ chức bộ máy, nhân sự cho đến quy trình xử lý hành chính và cơ chế hoạt động.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và căn cứ Kết luận số 167-KL/TW ngày 13/6/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung các quy định: Quy định chuyển tiếp đối với các phường thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng thực hiện mô hình chính quyền đô thị (hiện nay chỉ tổ chức UBND, không tổ chức HĐND) sang mô hình tổ chức cấp chính quyền địa phương (có đầy đủ HĐND và UBND) được vận hành thông suốt, hiệu quả kể từ ngày 1/7/2025. Đồng thời quy định chuyển tiếp trong việc bàn giao công việc, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính từ chính quyền địa phương cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.
Để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh, đột xuất mà chưa có trong quy định của pháp luật, dự thảo Luật đã thiết lập cơ chế linh hoạt, chủ động theo hướng cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã theo quy định tại Luật này (nội dung này được quy định tại dự thảo Luật trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị quyết số 190/2025/QH15).
Nguồn: http://baotintuc.vn/thoi-su/quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-nghi-quyet-luat-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-sua-doi-20250616085540225.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản thống nhất hai nội dung lớn trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
10:08' - 11/06/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 162-KL/TW (ngày 6/6/2025) của Bộ Chính trị.
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ: Đại học Harvard mở rộng đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump
10:30' - 06/06/2025
Ngày 5/6, Đại học Harvard đã bổ sung nội dung phản đối lệnh cấm sinh viên quốc tế nhập cảnh Mỹ vào đơn kiện đang theo đuổi đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa Phúc thẩm Liên bang cho phép Chính quyền Trump tiếp tục áp thuế đối ứng
08:01' - 30/05/2025
Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ có trụ sở tại Washington D.C đã ra phán quyết cho phép Chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục áp thuế diện rộng đối với các đối tác thương mại của nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương triển khai phân cấp, phân quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
21:03' - 26/05/2025
Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 3715/BCT-VP về việc nghiêm túc thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16'
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27'
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14'
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng bền vững cần dịch vụ logistics tích hợp
19:51'
Dự báo thị trường logistics Việt Nam nửa cuối năm 2025 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển vọng từ quy mô thương mại và tiềm lực của các khu công nghiệp mới với quy mô lớn sau khi sáp nhập các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa mở hướng thu hút các “Sếu đầu đàn” đến đầu tư phát triển
19:05'
Chiều 25/7, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề "Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững".
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37'
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.