Tận dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong khu vực công
Chiều ngày 18/3, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tọa đàm chuyên đề: "Toàn cảnh Trí tuệ nhân tạo trong Khu vực công tại Việt Nam".
Toạ đàm nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu chuyên sâu đánh giá toàn cảnh Trí tuệ nhân tạo (AILA) trong Khu vực công tại Việt Nam; đồng thời, cung cấp một cái nhìn về bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) hiện tại trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là khung pháp lý AI. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra những lỗ hổng và điểm nghẽn cần được chú ý và đề xuất các khuyến nghị cụ thể để Việt Nam tận dụng AI một cách hiệu quả, có trách nhiệm và bền vững trong khu vực công.
Tại tọa đàm, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của dữ liệu và cơ sở hạ tầng trong việc ứng dụng hiệu quả AI. Thực tế là các cơ quan Nhà nước đang sở hữu lượng dữ liệu lớn, nhưng phân tán và thiếu liên kết. Hạn chế này đã và đang gây nhiều trở ngại cho việc triển khai các giải pháp AI trên diện rộng. Do đó, nhu cầu đặt ra là cần phải có chính sách thúc đẩy dữ liệu mở, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến dữ liệu và đầu tư vào hạ tầng tính toán, trung tâm dữ liệu phục vụ AI. Bên cạnh đó, hạn chế về nguồn nhân lực và năng lực công nghệ cũng là một thách thức lớn. Số lượng chuyên gia về AI trong khu vực công có rất ít, dẫn tới sự phụ thuộc nặng nề lên khu vực tư nhân. Để ứng dụng AI hiệu quả, các cơ quan Nhà nước cần nâng cao năng lực của cán bộ công chức, tận dụng nguồn lực chuyên gia từ khu vực tư nhân và khuyến khích hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển AI. Bên cạnh đó, khung chính sách và cơ chế chưa rõ ràng cũng là trở ngại lớn. Mặc dù đã có chiến lược phát triển AI, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống pháp lý và quy chuẩn kỹ thuật hoàn thiện, đặc biệt trong quản lý dữ liệu và đạo đức AI. Thách thức về mặt tài chính cũng đáng quan tâm khi việc triển khai AI đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, cơ chế tài chính có những điểm chưa phù hợp, khiến cho việc đầu tư vào ứng dụng AI còn nhiều khó khăn. Theo Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, ông Patrick Haverman, AI đang tạo nên những thay đổi trong cách con người sống, làm việc và quản trị. AI cung cấp những cơ hội lớn nếu người dân ứng dụng một cách có trách nhiệm. Đánh giá Toàn cảnh về AI (AILA) nhấn mạnh Việt Nam đang ở thời điểm then chốt. Với chiến lược đúng đắn, đầu tư hợp lý và đảm bảo về đạo đức, AI có thể trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển quốc gia và tiến bộ con người.Tại tọa đàm, các chuyên gia khuyến nghị, cần nâng cao năng lực công nghệ số trong các cơ quan Chính phủ bằng cách đầu tư vào dữ liệu, cơ sở hạ tầng dữ liệu và hệ thống điện toán hiệu suất cao cho AI, đồng thời tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho vận hành và phát triển AI. Đồng thời, thiết lập khuôn khổ pháp lý và cơ chế rõ ràng, bao gồm các quy định về trách nhiệm giải trình, chuẩn mực đạo đức, quản trị rủi ro và bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu.
Việc Thúc đẩy quan hệ công – tư để khuyến khích các công ty công nghệ và viện nghiên cứu phát triển các sản phẩm và giải pháp AI cho khu vực công là rất quan trọng. Qua đó, thúc đẩy dữ liệu mở và quản trị dữ liệu, tạo ra một hệ thống kết nối cao giữa cơ quan Chính phủ và đối tác; đồng thời, tập trung vào đạo đức AI và quản lý rủi ro thông qua các hệ thống giám sát, đánh giá tác động, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền riêng tư. Việt Nam cần ứng dụng AI một cách có chọn lọc, thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu cụ thể trong khu vực công, tránh chạy theo trào lưu công nghệ, để đảm bảo hiệu quả thực sự và lợi ích công cộng. Hai lựa chọn chiến lược cho phát triển AI. AI chuyên sâu theo từng lĩnh vực ít tốn kém, tận dụng dữ liệu sẵn có, dễ kiểm soát và hiệu quả ngay lập tức. Việc phát triển nghiên cứu AI cơ bản và mô hình lớn là cần đầu tư nghiên cứu sâu để làm chủ công nghệ lõi, nhưng đòi hỏi nguồn lực tài chính và hạ tầng tính toán mạnh mẽ. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) khẳng định, ứng dụng AI trong khu vực công ở Việt Nam có tiềm năng to lớn, đặc biệt ở các khía cạnh về hỗ trợ năng lực ra quyết định chính sách, nâng cao hiệu suất công việc và cải tiến cung ứng dịch vụ công. Vì vậy, mỗi cơ quan cần khai mở tiềm năng này bằng việc xác định rõ “bài toán" riêng của mình nhằm lựa chọn công nghệ AI phù hợp, đồng thời đánh giá mức độ sẵn sàng của nội bộ tổ chức để xây dựng lộ trình triển khai một cách có hiệu quả. Lộ trình thực hiện sẽ là đầu tiên cần xác định đúng bài toán, rõ ràng về nhu cầu và xác định ưu tiên ứng dụng AI phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan. Kế đến, phải thử nghiệm và tinh chỉnh, mà cụ thể là thử nghiệm giải pháp AI trong môi trường có kiểm soát và điều chỉnh theo thực tế. Cuối cùng, là mở rộng triển khai và hợp tác để chứng minh hiệu quả, xây dựng khuôn khổ pháp lý và thúc đẩy hợp tác công-tư, quốc tế để tăng cường nguồn lực và tri thức AI, ông Nguyễn Quang Đồng khuyến nghị.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo đang tạo áp lực lớn cho Samsung Electronis
09:07' - 18/03/2025
Samsung Electronis của Hàn Quốc đang đứng trước áp lực lớn cần phải thay đổi để vượt qua những thách thức do trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra, vốn đang làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp điện tử.
-
Doanh nghiệp
Kết nối lãnh đạo cấp cao ngành trí tuệ nhân tạo và bán dẫn
20:01' - 14/03/2025
Ngày 14/3, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với CMC tổ chức "Chương trình kết nối Lãnh đạo cấp cao ngành trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn" tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: Đổi mới nội dung và hình thức, gắn với chuyển đổi số
13:30'
Qua 20 năm triển khai, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển sâu rộng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-
Công nghệ
VinFast Indonesia mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ trên toàn quốc
09:50'
Trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia (GIIAS) 2025, VinFast đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) với ba đối tác chiến lược mới: Nawilis, Warna Warni Ban và Raperind.
-
Công nghệ
Hà Nội: 45 ngày đêm ra quân hỗ trợ chuyển đổi số
07:30'
100% xã, phường có lực lượng sẵn sàng hỗ trợ cán bộ, công chức và người dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại cấp xã.
-
Công nghệ
Amazon trình làng thiết bị đọc sách điện tử Kindle màn hình màu giá mềm
13:30' - 26/07/2025
Công ty công nghệ và thương mại điện tử Amazon (Mỹ) đang làm cho thiết bị đọc sách điện tử Kindle màn hình màu trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng.
-
Công nghệ
Các nhà phát triển ứng dụng không mặn mà với tính năng Recall của Windows 11
07:30' - 26/07/2025
Recall là tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trên những chiếc máy tính xách tay AI sử dụng hệ điều hành Windows 11, ghi nhớ và truy xuất mọi hoạt động tác vụ trên máy tính của người dùng.
-
Công nghệ
Robotaxi - niềm hy vọng của Tesla
16:00' - 25/07/2025
Tesla và Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk đang phải đối mặt với tình cảnh khó khăn, khi doanh số xe điện (EV) sụt giảm và mảng kinh doanh xe tự lái vẫn chưa thể khởi sắc.
-
Công nghệ
Chuỗi nhà hàng cơm bò Matsuya thử nghiệm công nghệ trồng lúa cạn
07:30' - 25/07/2025
Nhà điều hành chuỗi nhà hàng Nhật Bản Matsuya Foods Holdings vừa khởi động một dự án thí điểm trồng lúa cạn, một phương pháp canh tác không cần ngập nước cho các cánh đồng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số quốc gia: Bứt phá từ nền tảng thể chế đến hạ tầng số
18:52' - 24/07/2025
Số lượng giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt khoảng 630 triệu giao dịch, tương đương 73% kế hoạch năm.
-
Công nghệ
Bảo đảm liên thông, đồng bộ trong hoạt động chuyển đổi số
07:30' - 24/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ký Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 18/7/2025 về việc bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước trong hoạt động chuyển đổi số của cả hệ thống chính trị.