Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
Phóng viên: Vừa qua, Thủ tướng có công điện yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả; trong đó, có sữa giả. Vậy thưa ông, lực lượng quản lý thị trường đã và đang triển khai những hoạt động nào để thực hiện công điện của Thủ tướng?
Cục trưởng Trần Hữu Linh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã tham mưu ngay với Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Công điện 2755/CĐ-BCT ngày 18/4/2025 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Cùng đó, Cục đã ban hành văn bản chỉ đạo ngày 22/4/2025 gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố để xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh, kho tàng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền.Đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thuốc, thực phẩm chế biến, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn mình quản lý, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng, về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Ngoài ra, đề nghị tăng cường quản lý giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tại địa phương xử lý cá nhân, tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng, lĩnh vực trên.Thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc UBND các tỉnh về phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật khác.Đối với mặt hàng sữa, lực lượng cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt: 2.202 triệu đồng; số lượng hàng hóa vi phạm: 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.Đối với mặt hàng thuốc, đã kiểm tra, xử lý 985 vụ vi phạm đối với mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng; xử phạt vi phạm hành chính gần 32 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm trên 881 triệu đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 15 tỷ đồng.Phóng viên: Theo ông, những hạn chế nào đã khiến cho việc kiểm soát chất lượng, hậu kiểm và quản lý nhóm sản phẩm quan trọng này kém hiệu quả?
Phóng viên: Ông có khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng, khi phát hiện các dấu hiệu về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, người tiêu dùng có thể phản ánh qua đâu?
Cục trưởng Trần Hữu Linh: Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức trong việc mua bán, tiêu dùng hàng hóa theo đúng các quy định của pháp luật, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ.Khi mua hàng cần lựa chọn những địa chỉ, nhãn hàng uy tín được nhiều người tiêu dùng tin dùng, bình chọn, nhất là khi mua hàng online; không mua những sản phẩm, hàng hóa có màu sắc, hình dáng, màu sắc, mùi vị, giá rẻ bất thường; sản phẩm, hàng hóa phải có nhãn mác sắc nét, rõ ràng với đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra nhanh sản phẩm thông qua hotline của nhà sản xuất trên vỏ hộp hàng hóa, thông tin trên website của doanh nghiệp, số điện thoại đường dây nóng, tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang công khai của cơ quan thuế, quản lý thị trường hay Cục Sở hữu trí tuệ.Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần chủ động áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Hơn nữa, các cơ quan chức năng song song với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp. Khi mua bán hàng hóa, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần chủ động thông tin, tố giác các hành vi có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý.Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ gần 600 mặt hàng sữa giả: Lỗ hổng quản lý cần được lấp đầy
17:48' - 20/04/2025
Vụ việc mới đây liên quan đến phát hiện gần 600 mặt hàng sữa giả đã làm dấy lên làn sóng lo ngại lớn trong dư luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ sữa giả 500 tỷ đồng
21:05' - 14/04/2025
Trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đàm phán thương mại đẩy giá dầu đi lên
15:51' - 25/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 25/7 khi tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giúp cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê nối dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp
09:49' - 25/07/2025
Các mặt hàng nông sản, năng lượng đóng cửa trong sắc xanh, giá nguyên liệu công nghiệp, kim loại đồng loạt giảm. Ngược chiều với xu hướng của nhóm, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ ba
-
Hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải: Tiên phong từ hạt gạo Việt
09:14' - 25/07/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% do lo ngại nguồn cung từ Nga suy giảm
08:00' - 25/07/2025
Giá dầu thế giới đã tăng 1% trong phiên ngày 24/7 nhờ thông tin Nga sẽ giảm xuất khẩu xăng và lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng 1% chiều 24/7 nhờ kỳ vọng về các cuộc đàm phán thương mại
17:07' - 24/07/2025
Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều 24/7 do thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ có thể làm giảm áp lực lên kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng vẫn giảm nhẹ, giá dầu quay đầu tăng từ chiều 24/7
14:54' - 24/07/2025
Chiều 24/7, giá các loại xăng tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá dầu quay đầu tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá quặng sắt giảm 0,85%
09:38' - 24/07/2025
Trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại tiếp tục lan rộng, thị trường thép toàn cầu đang chứng kiến áp lực lớn lên dòng chảy thương mại, đồng thời nhu cầu yếu kéo dài đè nặng lên giá quặng sắt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ngày càng hạ nhiệt
07:58' - 24/07/2025
Trong phiên 23/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 8 xu Mỹ, tương đương 0,12%, xuống 68,51 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 6 xu Mỹ, tương đương 0,09%, xuống 65,25 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ khi thỏa thuận Mỹ-Nhật làm dịu những lo ngại thương mại
16:10' - 23/07/2025
Giá dầu hạ nhẹ trong phiên chiều 23/7, trong bối cảnh thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật đã giúp cải thiện tâm lý thị trường toàn cầu.