Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
1. Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 28 diễn ra từ 18-21/6/2025 tại thành phố St. Petersburg (Nga) đã tập trung thảo luận về việc thiết lập các nền tảng mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó đề cao vai trò của các nước đang phát triển trong định hình trật tự kinh tế mới.
Diễn đàn năm nay có sự tham dự của các đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu tham dự. Với chủ đề “Các giá trị chung: Nền tảng của tăng trưởng trong một thế giới đa cực”, diễn đàn năm nay bao gồm các phiên thảo luận về sự phát triển bùng nổ của công nghệ số, vai trò của trí tuệ nhân tạo, bảo đảm an ninh mạng… trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
2. Các ngân hàng trung ương của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh trong tuần này đều quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt khi nền kinh tế của các nước trên vẫn gặp khó khăn do lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc đang tiếp tục nỗ lực lấy lại nhịp độ tăng trưởng của giai đoạn trước. Bất ổn địa chính trị và xung đột thương mại khiến các ngân hàng trung ương đều áp dụng cách thức tiếp cận thận trọng và chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn để xác định lộ trình chính sách tiền tệ trong tương lai.
3. Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 19/6 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng một số quốc gia ngày càng "mập mờ" về các khoản nợ công và có xu hướng sử dụng những công cụ vay nợ phức tạp, khiến việc đánh giá chính xác quy mô nợ của họ trở nên khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, WB kêu gọi một sự thay đổi mang tính nền tảng trong cách thức các quốc gia vay nợ, cách những chủ nợ báo cáo cũng như công khai thông tin liên quan đến nợ.
4. Nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng Euro (Eurogroup) ngày 19/6 đã chính thức thông qua khuyến nghị đề xuất Bulgaria trở thành thành viên thứ 21 của Khu vực đồng Euro (Eurozone), bắt đầu sử dụng đồng tiền chung từ ngày 1/1/2026. Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu xác nhận Bulgaria đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chí hội tụ để gia nhập Eurozone, bao gồm ổn định giá cả, tỷ giá hối đoái, tài khóa lành mạnh và hội nhập thị trường lãi suất.
5. Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra từ 15-17/6 tại Canada đã nhất trí tăng cường hợp tác trong nội bộ nhóm và với các quốc gia cùng chí hướng để bảo vệ an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Các lĩnh vực hợp tác được đưa ra trong kế hoạch bao gồm theo dõi nguy cơ thiếu hụt khoáng sản thiết yếu, điều phối các biện pháp ứng phó với "hành vi cố ý gây rối loạn thị trường", cũng như đa dạng hóa và chuyển hoạt động khai thác, chế biến, sản xuất và tái chế về trong nước khi có thể.
6. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 17/6 cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể sẽ giảm nhẹ vào năm 2030, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra vào năm 2020. Theo IEA, các yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm bao gồm tăng trưởng kinh tế ì ạch, căng thẳng thương mại toàn cầu, sự trỗi dậy của xe điện và xu hướng chuyển dịch khỏi việc sử dụng dầu thô để sản xuất điện. IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu hàng năm sẽ chậm lại từ mức khoảng 700.000 thùng/ngày trong năm 2025 và 2026, xuống mức rất thấp trong vài năm tới, và dự kiến sẽ có một sự sụt giảm nhỏ vào năm 2030.
7. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/6 đã ký một thỏa thuận chính thức giảm một số mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh khi hai nước tiếp tục làm việc hướng tới một thỏa thuận thương mại chính thức. Ông Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, có hiệu lực vào cuối tháng này, và cũng hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với 100.000 chiếc xe đầu tiên. Trước đây, xe nhập khẩu từ Anh phải chịu mức thuế 27,5%. Tuy nhiên, thỏa thuận ngày 16/6 không hạ thuế thép xuống mức 0% như lãnh đạo hai nước đã nhất trí vào tháng Năm.
8. Lễ hội mua sắm giữa năm lớn nhất của Trung Quốc - được gọi là sự kiện 618 - đã kết thúc vào ngày 18/6 với doanh thu bán hàng đạt mức cao kỷ lục, dù mức chi tiêu trung bình mỗi ngày lại giảm do thời gian khuyến mãi kéo dài hơn nhằm thu hút người tiêu dùng mở hầu bao. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu bán lẻ Syntun, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trong sự kiện 618 năm nay đạt 855,6 tỷ NDT (tương đương 119 tỷ USD), tăng 15,2% so với mức tương ứng 742,8 tỷ NDT ghi nhận vào năm ngoái.
9. Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/6 đã cấm các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu những hợp đồng mua sắm thiết bị y tế từ 5 triệu euro (5,8 triệu USD) trở lên của EU. Biện pháp hạn chế nói trên của EU liên quan đến nhiều loại vật tư y tế, từ khẩu trang y tế đến máy chụp X-quang. Ủy viên phụ trách thương mại và an ninh kinh tế của EU, ông Maros Sefcovic, cho biết EU muốn tạo ra một môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp, nhưng cũng sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản có thể gặp rủi ro nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa
16:07' - 21/06/2025
Khoảng 3/4 lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản đi qua eo biển Hormuz – khu vực mà Iran cảnh báo sẽ phong tỏa khiến nước này chịu rủi ro lớn từ bất ổn ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan tiếp tục đàm phán thuế quan với Mỹ
15:22' - 21/06/2025
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Pichai Naripthaphan cho biết các cuộc đàm phán về thuế quan giữa nước này và Mỹ sẽ tiếp tục bất chấp diễn biến chính trị trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA đảm bảo Iran không thể phát triển vũ khí hạt nhân
14:46' - 21/06/2025
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 20/6 đã lên tiếng khẳng định Iran không phát triển vũ khí hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD
08:35'
Chính phủ Mexico ngày 24/7 công bố Dự án Đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD nhằm nâng cấp và mở rộng 6 cảng biển chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành chuẩn hóa an toàn xe đạp điện
20:02' - 24/07/2025
Trung Quốc vừa ban hành một loạt hướng dẫn nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn quốc gia mới mang tính bắt buộc đối với xe đạp điện (e-bike).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thúc đẩy việc phê chuẩn EVIPA với Việt Nam
16:07' - 24/07/2025
Chính phủ Liên bang Đức đã chính thức trình Quốc hội CHLB Đức để phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế 50% nếu các đối tác không mở cửa thị trường
10:59' - 24/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép đối với các đối tác thương mại khi tuyên bố áp đặt mức thuế quan từ 15 - 50% đối với các nước không mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư thương mại trước hạn chót 1/8
10:28' - 24/07/2025
Trước thời hạn ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các mức thuế quan đối ứng sẽ không dưới 15%. Phát biểu này cho thấy mức sàn thuế quan đối ứng của Mỹ đang được nâng lên.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Anh sắp ký kết FTA
08:03' - 24/07/2025
Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 120 tỷ USD vào năm 2030, gần gấp đôi con số hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán toàn cầu khởi sắc sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật
07:23' - 24/07/2025
Bên cạnh thỏa thuận với Nhật Bản, Mỹ cũng đã đạt thỏa thuận với Indonesia và Philippines, làm dấy lên hy vọng rằng nhiều quốc gia khác sẽ nối gót kết thúc đàm phán trước hạn chót ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại về thỏa thuận thương mại với Nhật Bản
17:28' - 23/07/2025
Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ, tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất ô tô lớn của Detroit như General Motors, Ford và Stellantis, mới đây đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận thương mại của Mỹ với Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường
16:36' - 23/07/2025
Đáng chú ý, đợt nắng nóng dữ dội hồi tháng 6 vừa qua đã khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều trạm nghỉ chân trên núi.