Số hoá ngành cao su: Đường đi đã mở
Tập trung vào phát triển xanh và hướng tới sự bền vững đã được toàn ngành cao su nâng lên làm mục tiêu phát triển. Hiện nay, trước nhu cầu của người tiêu dùng trong nước lẫn người tiêu dùng thế giới, mong muốn sản phẩm tiêu dùng được tạo ra trước hết an toàn cho con người, sau đó là an toàn cho môi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cao su cũng dần thay đổi cách quản lý, kỹ thuật nhà máy để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Hai nhà máy chế biến mủ cao su của công ty đạt chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn PEFC-CoC. Trong kỷ nguyên vươn mình, công ty cao su Lộc Ninh xác định tăng tốc chuyển đổi số để nâng hiệu quả quản lý, các ứng dụng công nghệ đã được triển khai ở tất cả các khâu từ quản lý đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Hệ thống quản lý văn bản; hệ thống quan trắc môi trường tự động; website công ty; hệ thống truy xuất nguồn gốc chống phá rừng EUDR; hệ thống FM-CoC; phần mềm quản lý xuất nhập mủ; phần mềm khai báo hải quan; phần mềm kê khai hàng xuất khẩu; phần mềm kế toán (ePacific); phần mềm cân tại nhà máy chế biến... Từ những chuyển đổi này, cao su Lộc Ninh có sản lượng khai thác hằng năm đều vượt kế hoạch; công tác chế biến, tiêu thụ đạt kết quả tốt; đời sống người lao động được chăm lo đầy đủ, kịp thời.
Sự phát triển của ngành cao su không thể thiếu những đóng góp của người lai động trong ngành. Với chiến lược quản lý thông minh, cùng với những chuyển đổi công nghệ số, đã khiến người lai động trong ngành cao su cũng tự chuyển đổi để sản xuất thông minh, sáng tạo hơn. Chị Ngô Thị Thuỷ, nhân viên Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng cho biết, với cách quản lý chuyển đổi số của công ty, hầu như 98% người lao động của cao su Phú Riềng điều có thể đảm nhận vai trò "giỏi việc công ty, đảm việc nhà", phát triển kinh tế toàn diện giữa công ty cao su và kinh tế gia đình hài hoà. Từ các kỹ thuật học được ở công ty cao su Phú Riềng trong chăm sóc vườn cao su, chị Ngô Thị Thuỷ đã áp dụng vào vườn cao su gia đình, giúp 20 ha đất trồng cao su, điều, tiêu, cà phê và nhiều loại cây ăn trái của chị Thuỷ phát triển đồng đều, cho lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/ năm, ngoài thu nhập có được từ công ty cao su Phú Riềng. "Để có được sự phát triển kinh tế như ngày hôm nay, trước hết nhờ sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo công ty và nông trường để chúng tôi an tâm làm kinh tế gia đình. Từ cách quản lý của công ty, chị áp dụng vào sắp xếp thời gian giữa công việc đơn vị và phát triển kinh tế gia đình khoa học, hợp lý. Nhờ phát triển kinh tế phụ, cuộc sống gia đình chị khấm khá hơn, con cái được ăn học đến nơi đến chốn", chị Ngô Thị Thuỷ tâm sự.Có thể thấy, sau những biến động thị trường, yêu cầu cấp bách của thời đại, chuyển đổi số song hành với phát triển xanh để tạo tiền đề phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành cao su đã có những bước chuyển mình rực rỡ, vừa giúp doanh nghiệp phát triển, vừa giúp người lao động theo kịp thời cuộc và phát triển tri thức sản xuất.
Theo đại diện Công ty Cổ phần Cao su Chư Sê Kampong Thom, các ứng dụng công nghệ thông tin được xây dựng từ nhu cầu thực tế và được phát triển riêng cho công ty theo hướng mở để phát triển thêm nhiều tính năng mới trong tương lai. Đặc biệt mới đây, công ty hợp tác với công ty công nghệ Base để chuyển đổi cách thức làm việc số hóa, định hướng toàn bộ công việc đều thực hiện, chỉ đạo qua ứng dụng phần mềm của Base.
Hướng tới tối ưu quy trình vận hành nội bộ, nâng cao hiệu suất, cùng ban lãnh đạo công ty cung cấp cho đội ngũ quản lý kỹ năng quan trọng trong thời đại mới, đó là quản lý số. Xác định con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc chuyển đổi số, trong những năm qua, công ty đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, người lao động. Việc áp dụng các phần mềm Base cung cấp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc, giúp các hoạt động trong công ty luôn được diễn ra đúng quy định và hiệu quả. Các công việc thể hiện được tiến độ thực hiện, qua đó giúp lãnh đạo nắm bắt được tình hình một cách toàn diện, nhanh chóng và chính xác thay cho việc quản lý thủ công trước đây.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lấp lỗ hổng kiểm dịch, kiểm định thực phẩm
14:09' - 29/06/2025
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện cũng đang đối mặt với một thách thức lớn từ sự phân mảnh và chồng chéo trách nhiệm giữa nhiều bộ, ngành khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Trí tuệ nhân tạo và áp lực chuyển mình
17:11' - 28/06/2025
Theo các chuyên gia, Việt Nam đã từng chứng kiến những làn sóng thay đổi công nghệ lớn, từ cơ giới hóa nông nghiệp, tự động hóa trong sản xuất đến sự bùng nổ của internet và công nghệ thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế
13:25' - 28/06/2025
Trái với lo ngại rằng thương mại điện tử sẽ “thế chân” hoàn toàn bán lẻ vật lý, thực tế cho thấy người tiêu dùng đang quay trở lại với cửa hàng như một điểm đến mua sắm – trải nghiệm – tương tác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12'
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04'
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42'
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55'
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19'
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18'
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06'
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04'
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09'
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.