Shein và Temu gặp khó do quy định thuế quan mới của Mỹ
Temu - nền tảng thương mại điện tử giảm giá phổ biến của Trung Quốc, và Shein - nền tảng thương mại điện tử toàn cầu chuyên về thời trang do doanh nhân người Trung Quốc thành lập và hiện có trụ sở ở Singapore - đều nổi tiếng có mức giá cực rẻ, thu hút hàng triệu khách hàng trong bối cảnh lạm phát làm suy giảm sức mua của các hộ gia đình.
Mỗi năm, các công ty này xuất khẩu quần áo, đồ gia dụng và nhiều mặt hàng khác trị giá hàng chục tỷ USD từ hệ thống các nhà máy lớn tại Trung Quốc và Mỹ là một trong các thị trường chủ chốt. Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức áp thuế bổ sung 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 4/2, đồng thời hủy bỏ quy định miễn thuế hải quan đối với các mặt hàng có giá trị dưới 800 USD sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn cho các mặt hàng họ ưa thích.
Theo chuyên gia Mingzhi Jimmy Xu của Đại học Bắc Kinh, các quy định mới của Mỹ sẽ khiến giá các sản phẩm tăng lên đáng kể , đồng thời làm giảm lợi nhuận của Shein và Temu, buộc các công ty này phải điều chỉnh mô hình kinh doanh. Chuyên gia về thương mại điện tử Laetitia Lamari cho biết Mỹ hiện chiếm khoảng 20-30% tổng doanh số bán hàng của Temu, trong khi con số này đối với Shein là 30-40%.
Chuyên gia Allison Malmsten từ công ty tư vấn Daxue, có trụ sở ở Bắc Kinh, nhận định với tầm quan trọng của thị trường Mỹ, nhiều khả năng Shein và Temu vẫn sẽ tiếp tục bán hàng tại Mỹ nhưng với giá cao hơn. Ngoài ra, các công ty này cũng phải tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định về kiểm định chất lượng, an toàn sản phẩm và an ninh quốc gia, khiến việc mua sắm xuyên biên giới trở nên phức tạp hơn.
Hiện cả hai nền tảng đang tìm cách thích nghi với các quy định mới như mở rộng kho hàng tại nước ngoài, hợp tác với các nhà phân phối tại Mỹ hoặc vận chuyển hàng qua nước thứ ba để tận dụng chính sách thuế linh hoạt hơn. Tuy nhiên, những điều chỉnh này có thể khiến chi phí vận hành tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng duy trì giá rẻ và sự đa dạng sản phẩm vốn là lợi thế cạnh tranh của họ.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 5/2 cũng tuyên bố sẽ áp các khoản phí mới đối với hàng nhập khẩu thương mại điện tử nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng lượng sản phẩm “có hại” chảy vào Liên minh châu Âu (EU).
Giới quan sát nhận định các biện pháp trên sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn hệ thống thương mại điện tử của Trung Quốc, nơi cung cấp đến 91% hàng hóa giá rẻ đến châu Âu. Phản ứng trước thông tin trên, Shein cho biết sẽ hợp tác với các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của châu Âu và EC. Trong khi đó, Temu - vốn đang bị EU điều tra liên quan đến Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của khối - chưa đưa ra phản ứng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đòn thuế mới của EU nhắm vào "gã khổng lồ" thương mại điện tử
08:22' - 06/02/2025
Tất cả các kiện hàng nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc châu Âu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải chịu một khoản "phí xử lý".
-
Kinh tế Thế giới
EU xem xét áp phí với hàng thương mại điện tử giá rẻ
22:04' - 05/02/2025
EC kêu gọi giới lập pháp EU và các quốc gia thành viên “cân nhắc” áp phí xử lý đối với các giao dịch mua hàng trực tuyến được nhập khẩu trực tiếp tới người tiêu dùng.
-
Thị trường
Amazon cạnh tranh phân khúc hàng siêu rẻ với Temu
15:27' - 25/12/2024
Hai tuần trước lễ hội mua sắm Black Friday, Amazon lặng lẽ thêm một mục mới vào đầu ứng dụng di động của mình.
-
Thời sự
Bộ Công Thương: Temu và Shein phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11
16:41' - 09/11/2024
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khát vọng vươn mình từ những đại hội
14:51'
Cho đến giờ, có thể tự hào rằng 943 đại hội Đảng các cấp trong toàn Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã khơi dậy khát vọng đưa Tập đoàn vươn mình cùng đất nước.
-
Doanh nghiệp
Ngành than đã chuẩn bị sẵn sàng khi bão về
10:33'
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão WIPHA), lãnh đạo Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản (TKV) đã kiểm tra thực tế công tác phòng chống và ứng phó với bão tại các đơn vị
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không Ryanair ứng phó nguy cơ thương chiến Mỹ-EU
10:30'
Giám đốc tài chính của hãng hàng không Ryanair, Neil Sorahan, cho biết hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu này đang xem xét các kế hoạch cho việc tiếp nhận máy bay do Boeing của Mỹ sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Petrolimex chuẩn bị đủ xăng dầu để phục vụ trước, trong và sau bão số 3
21:44' - 21/07/2025
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, đến thời điểm này, Petrolimex đã chuẩn bị đủ lượng xăng dầu để phục vụ trước, trong và sau bão số 3 (WIPHA).
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines điều chỉnh lịch cất, hạ cánh nhiều chuyến bay trong ngày 22/7
21:10' - 21/07/2025
Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác một số chuyến bay nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với bão WIPHA
20:50' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Tổng giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú, Phó Tổng giám đốc Lưu Việt Tiến cùng các đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 (WIPHA) tại các đơn vị.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn TKV kiểm tra công tác phòng chống bão tại 3 vùng sản xuất than
17:59' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức 3 đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống và ứng phó với bão tại các đơn vị thuộc 3 vùng sản xuất than.
-
Doanh nghiệp
Viettel điều động 100 đội ứng cứu thông tin ứng phó bão số 3
17:18' - 21/07/2025
Để chuẩn bị phòng chống bão Wipha, Viettel đã điều động 100 đội ứng cứu thông tin nhà trạm BTS, tuyến cáp; 150 đội xử lý sự cố thuê bao băng rộng cố định... hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão.
-
Doanh nghiệp
Ngành than tạm dừng sản xuất ca 2 và ca 3 để ứng phó với bão
16:17' - 21/07/2025
Cùng với quyết định dừng sản xuất, trong hai ngày 20 và 21/7, TKV đã tổ chức 3 đoàn công tác trực tiếp kiểm tra thực địa việc phòng, chống và ứng phó bão tại các đơn vị thành viên.