Sẽ có từ 64–65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính
Khoảng 64–65% số xã mới sẽ đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Họp báo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 ngày 20/6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng cho biết: Đây là hai chương trình trụ cột trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân, thu hẹp khoảng cách vùng miền và thúc đẩy phát triển toàn diện khu vực nông thôn. Sau 5 năm triển khai, hai chương trình mục tiêu quốc đã đạt nhiều kết quả tích cực và toàn diện.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng, những con số ấn tượng mà hai chương trình mục tiêu đạt được minh chứng cho tinh thần "Không để ai bị bỏ lại phía sau" - một thông điệp nhất quán và nhân văn mà Đảng và Chính phủ luôn kiên định theo đuổi. Mỗi ngôi nhà, mỗi công trình hạ tầng, mỗi mô hình sinh kế được hình thành là thêm một cơ hội để người dân vùng khó tiếp cận với cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế vẫn còn nhiều địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nếu áp dụng chuẩn nghèo mới. Các thách thức như nghèo đô thị, thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, lao động phi chính thức thu nhập thấp, tác động của biến đổi khí hậu, già hóa dân số, xung đột sắc tộc và thiên tai đang đặt ra yêu cầu mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo ông Ngô Trường Sơn – Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay, cả nước đã có 6.084/7.669 xã (79,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 10,6% so với cuối năm 2021; tỷ lệ xã đạt nông thôn mới nâng cao là 42,4% vượt chỉ tiêu giao 2,4%, tăng hơn 5 lần so với cuối năm 2021; tỷ lệ xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu là 12,3% (chỉ tiêu giao là 12%). 329/646 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 12 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn lực huy động đến hết tháng 5/2025 cho chương trình nông thôn mới khoảng 3,7 triệu tỷ đồng. Chương trình OCOP được triển khai mạnh mẽ, có chiều sâu, cùng với chương trình du lịch nông thôn trở thành điểm nhấn góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Cả nước có 16.543 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục khẳng định vai trò là động lực then chốt thúc đẩy phát triển toàn diện khu vực nông thôn, góp phần chuyển biến rõ nét diện mạo nông thôn và cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục lan tỏa sâu rộng, khơi dậy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cơ sở trong tổ chức thực hiện.Trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, ông Ngô Trường Sơn cho biết: Hiện nay, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đang yêu cầu các địa phương báo cáo về tình hình các xã mới sau sắp xếp. Số liệu cụ thể đang được tổng hợp, tuy nhiên, theo dự kiến ban đầu, khoảng 64–65% số xã mới sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Mục tiêu trong 5 năm tới là nâng tỷ lệ này lên 80%. Đối với Chương trình Mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững, ông Nguyễn Lê Bình - Phó Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo cho hay, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn ngân sách Trung ương phân bổ là 44.607,6 tỷ đồng và ngân sách địa phương gần 2.883 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2025 giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo xuống còn trên 1.256.000 hộ, đạt 52,49%, vượt 2,49% so với chỉ tiêu giảm một nửa số hộ nghèo và hộ cận nghèo mà Quốc hội, Chính phủ giao. Đã có hơn 10.000 mô hình, dự án giảm nghèo được triển khai, thu hút trên 200.000 hộ dân tham gia; trong đó có 6.200 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cải thiện phương thức sản xuất và nâng cao thu nhập. Gần 125.000 lao động nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm, vượt xa mục tiêu ban đầu là 100.000 lao động, góp phần nâng cao thu nhập, thay đổi cách thức sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo trong cả nước. Về an sinh xã hội, 90.000 căn nhà cho hộ nghèo tại các huyện nghèo được xây mới, sửa chữa - góp phần tích cực vào phong trào “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 16 tuổi tại vùng khó khăn giảm còn 25,42%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu dưới 34%. Thứ trưởng Võ Văn Hưng cho biết, hội nghị tổng kết hai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững sẽ được tổ chức tại Trụ sở Chính phủ vào ngày 22/6 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Hội nghị cũng được tổ chức trực tuyến với đầu cầu tại UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Lấy ý kiến góp ý thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
14:12' - 13/06/2025
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương thực hiện lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2035.
-
Kinh tế Việt Nam
Diện mạo mới từ chương trình xây dựng nông thôn mới
08:09' - 05/06/2025
Tại Ninh Bình, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn của địa phương.
-
Kinh tế tổng hợp
Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer
09:28' - 12/04/2025
Tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ gần 15% dân toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm trên 13%, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
10:42' - 04/03/2025
Sáng 4/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức Lễ bàn giao Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Thanh Hóa xuyên đêm khôi phục nước sinh hoạt trở lại cho người dân
13:24'
Công ty cổ phần Cấp nước Thanh Hóa cho biết, sau nhiều giờ làm việc khẩn trương (xuyên đêm), sự cố mất điện và ngập tại nhà máy nước Mật Sơn, phường Hạc Thành, Thanh Hóa đã được khắc phục.
-
Kinh tế tổng hợp
Hồ thủy điện Bản Vẽ cắt giảm lũ linh hoạt phù hợp cho vùng hạ du
13:23'
Để ứng phó với lũ, triều cường, thủy điện Bản Vẽ (tỉnh Nghệ An) sẽ điều tiết linh hoạt, và căn cứ vào lưu lượng nước về, nhằm đảm bảo cắt giảm lũ hiệu quả cho hạ lưu mà vẫn giữ an toàn công trình.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Công Thương ra công điện ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên sông Cả
13:10'
Bộ Công Thương ban hành công điện về ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả tới Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện.
-
Kinh tế tổng hợp
Sập, tốc mái hàng trăm căn nhà sau dông lốc dữ dội ở Đồng Tháp
12:33'
Qua thống kê sơ bộ, cơn mưa lớn kèm dông lốc vào rạng sáng 23/7 tại xã Ba Sao đã làm sập 30 căn nhà, tốc mái 124 căn nhà cùng trại gà (rộng 200 m2); 2 trường học bị sập mái che và nhà xe giáo viên.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An khẩn cấp di dời dân vùng thủy điện Bản Vẽ
12:29'
Tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi thủy điện Bản Vẽ phải xả lũ khẩn cấp với lưu lượng quá lớn, nước lũ đã dâng rất nhanh. Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân cấp tập chạy lũ trong đêm khuya.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia ban hành cảnh báo khi 2 núi lửa phun trào liên tục
11:45'
Người đứng đầu Đài quan sát núi lửa Semeru ở Indonesia cho biết hiện núi lửa vẫn duy trì mức cảnh báo cấp II trên thang gồm 4 cấp, với cột tro bụi có màu trắng đến xám, lan về phía Nam và Đông Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn
11:44'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 2101/QĐ-BGDĐT sửa đổi Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sỹ.
-
Kinh tế tổng hợp
Lào: Mưa lớn do bão Wipha gây ngập lụt và chia cắt nhiều tuyến đường
11:44'
Tại một số khu vực như huyện Hongsa (tỉnh Sayabouly), các tỉnh Xiengkhouang, Saysomboun, Huaphanh và Luang Prabang…, tình trạng lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra, khiến nhiều khu vực bị cô lập tạm thời.
-
Kinh tế tổng hợp
Lực đẩy trẻ cho bộ máy chính quyền An Giang
10:11'
Thực hiện công tác hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Tỉnh đoàn An Giang thành lập Đội hình thanh niên tình nguyện để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tại các Trung tâm phục vụ hành chính công.