Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?
Bằng việc tuyên bố tạm dừng cái gọi là thuế quan đối ứng, ông Trump đã có sự thay đổi khiến thị trường bất ngờ. Câu hỏi đặt ra là những động thái tiếp theo của Mỹ sẽ là gì?
* Thế giới tạm thở phào, nhưng láng giềng Bắc Mỹ vẫn nếm “trái đắng”
Kể từ tuần trước, tất cả sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ đều phải chịu mức thuế bổ sung 10%. Ban đầu, các mức thuế trừng phạt bổ sung (còn gọi là thuế đối ứng) dự kiến được áp dụng cho hàng chục quốc gia, bao gồm cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 9/4. Tuy nhiên, sau đó ông Trump đã đảo ngược quyết định và tạm hoãn việc áp dụng trong 90 ngày. Dù vậy, mức thuế tối thiểu 10% này vẫn là một sự gia tăng gánh nặng đáng kể đối với phần lớn sản phẩm. Trước đó, hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu vào Mỹ thường chỉ chịu mức thuế trung bình dưới 3%. Còn theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hơn 87% trong tổng các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ năm 2023 chỉ bị đánh thuế dưới 10%. Trong khi đó, dù không còn là tâm điểm chính, Canada và Mexico lại là những quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của ông Trump. Hai quốc gia này cũng bị Washington cáo buộc chưa nỗ lực đủ trong việc chống buôn lậu fentanyl. Bất chấp sự tồn tại của Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ hai nước láng giềng này (riêng sản phẩm năng lượng của Canada chịu thuế 10%). Phía Canada đã bắt đầu có động thái trả đũa, trong khi Mexico tỏ ý muốn trì hoãn. Sau đó, ông Donald Trump đã tạm lùi bước, dỡ bỏ thuế quan đối với các sản phẩm thuộc phạm vi Hiệp định USMCA. Theo Nhà Trắng, những sản phẩm này chiếm gần 50% kim ngạch thương mại song phương giữa ba nước. Việc tạm dừng áp thuế này hiện vẫn có hiệu lực.* Các lĩnh vực nào sẽ là mục tiêu tiếp theo?
Tuy nhiên, chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ không chỉ nhắm vào các đối tác thương mại - ông còn muốn bảo hộ những ngành công nghiệp nội địa và khuyến khích tăng cường đầu tư trong nước.
Đây là lý do ông áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ giữa tháng Ba. Biện pháp này chủ yếu ảnh hưởng đến Canada (nhà cung cấp hàng đầu), nhưng cũng tác động tới Nhật Bản, Australia và EU. Tương tự, mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu cũng được đưa ra với mục đích khuyến khích các nhà sản xuất đưa hoạt động lắp ráp xe và sản xuất phụ tùng trở lại Mỹ. Với biện pháp này, Canada và Mexico một lần nữa chịu tác động dù hai nước có thể tìm cách giảm nhẹ gánh nặng thuế quan thông qua USMCA. Trong khi đó, các tập đoàn ô tô lớn đã tận dụng hiệp định thương mại này để xây dựng chuỗi cung ứng trải dài trong khu vực. Các nhà sản xuất ô tô từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu (đặc biệt là Đức) cũng nằm trong tầm ngắm. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng có thể sớm trở thành mục tiêu khi ông Donald Trump từng đề cập đến khả năng áp thuế bổ sung đối với gỗ xây dựng (nhắm chủ yếu vào Canada), dược phẩm và chất bán dẫn.- Từ khóa :
- donald trump
- thuế quan của mỹ
- mỹ
- trung quốc
- bắc mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02' - 11/04/2025
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore có thể nới lỏng thêm chính sách tiền tệ sau động thái áp thuế của Mỹ
10:38' - 11/04/2025
Cơ quan Tiền tệ Singapore dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa áp mức thuế cao nhất trong một thế kỷ qua.
-
Ô tô xe máy
Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ
10:20' - 11/04/2025
Mức thuế quan 25% đối với ô tô do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hồi đầu tháng Tư sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô Mỹ thiệt hại khoảng 108 tỷ USD trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
08:47' - 11/04/2025
Nhà Trắng ngày 10/4 làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam gia nhập ASEAN góp phần tăng cường đoàn kết và ổn định khu vực
10:10'
Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995 - 28/7/2025), Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước ngoặt chiến lược trong hợp tác song phương
08:59'
Các tờ báo lớn tại Maroc, như Le Matin (Buổi sáng) và La Vie Eco, đã dành nhiều bài viết và phóng sự để phản ánh chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
Hình mẫu về kiểm soát hiệu quả rủi ro và bảo vệ lợi ích quốc gia, khu vực
17:41' - 27/07/2025
Việt Nam có thể đóng góp vào nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN bằng cách tiếp tục giữ vai trò của một thành viên tích cực, thông qua việc dẫn dắt các nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế riêng của ASEAN
12:34' - 27/07/2025
Theo ông Harry Hoang OAM, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong suốt 30 năm qua, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giới đầu tư – những người đang “nhắm” tới ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).