Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình từ ngày 14 đến 15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo Nghị định thư, để quả chanh leo tươi (Passiflora edulis) xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc, các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và không nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm. Các đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm là: Bactrocera correcta, Planococcus minor, Pseudococcus longispinus, Lasiodiplodia theobromae, Globisporangium splendens. Tất cả các vùng trồng cũng như các cơ sở đóng gói chanh leo nếu muốn xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Môi trường (MAE) và được cả Bộ và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt. Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số, để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư này thì có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác. Trước khi bắt đầu xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải gửi cho GACC danh sách vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt, danh sách này sau đó sẽ được cập nhật thường xuyên. Danh sách này sẽ được đăng trên website của GACC. Tất cả vùng trồng chanh leo đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện vệ sinh như duy trì tốt môi trường sản xuất tốt cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng. Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại thường xuyên, phòng trừ bằng biện pháp vật lý, hóa học hoặc sinh học; và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sinh vật gây hại khác. Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với các loài là đối tượng kiểm dịch thực vật tại vùng trồng mà Trung Quốc quan tâm trong suốt vụ sản xuất chanh leo. Nếu phát hiện các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm thì phải áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ. Các hoạt động giám sát và quản lý vùng trồng phục vụ xuất khẩu phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực kiểm dịch thực vật và cán bộ kỹ thuật phải được tập huấn bởi Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoặc đơn vị do Bộ ủy quyền. Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể, bao gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác. Cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoặc cán bộ được Bộ ủy quyền sẽ giám sát quy trình sơ chế và đóng gói chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc. Cơ sở đóng gói phải có nền cứng sạch sẽ, vệ sinh, có khu vực chứa nguyên liệu và kho thành phẩm. Các cơ sở đóng gói đã đăng ký phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất ngược tới các vùng trồng đã đăng ký. Các khu chế biến, xử lý, bảo quản và khu chức năng phải riêng biệt, được bố trí hợp lý và tách biệt với khu vực sinh hoạt.Trong quá trình đóng gói, chanh leo phải được lựa chọn, phân loại và làm sạch để loại bỏ những quả bị bệnh, côn trùng, những quả, lá, thân hoặc các tàn dư thực vật khác bị thối, biến dạng, sau đó làm sạch bề mặt quả bằng súng hơi hoặc súng nước áp suất cao... Nếu cần thiết, dùng vải bông mềm, sạch để lau chanh leo bằng tay, loại bỏ trứng, bào tử bệnh trên bề mặt quả một cách hiệu quả, cũng như khử trùng bằng thuốc diệt nấm sau thu hoạch để đảm bảo chanh leo xuất khẩu đến Trung Quốc không nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm hoặc các tạp chất khác.
Vật liệu đóng gói chanh leo phải sạch, vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và sức khỏe cây trồng của Trung Quốc. Nếu cần bảo quản, ngay sau khi đóng gói, chanh leo phải được bảo quản trong kho chứa riêng biệt để ngăn ngừa lây nhiễm sinh vật gây hại. Trong năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư này có hiệu lực, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Nếu trong năm đầu tiên không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Nghị định thư cũng quy định, nếu phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong một số trường hợp, vùng trồng hoặc/cơ sở đóng gói liên quan sẽ không được xuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc trong thời gian còn lại của mùa vụ. Những lô hàng chanh leo từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không được phê duyệt sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong trường hợp phát hiện lô hàng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu hoặc tiêu hủy. Chanh leo của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây. Trước khi có nghị định thư, chanh leo được xuất khẩu thí điểm sang Trung Quốc. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu chanh leo đạt trên 44,3 triệu USD. Chanh leo Việt Nam đang xuất khẩu tới các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm như: Australia, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Thụy Sỹ… Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích trồng chanh leo ngày càng có xu hướng tăng, với hơn 12.000 ha, tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc. Hiện chanh leo cũng được nhiều tỉnh Tây Nguyên quan tâm, mở rộng diện tích. Những năm gần đây, Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng, sản xuất theo chuỗi, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chanh leo, trong đó tập trung vào 2 giống chanh leo vàng và chanh leo tím.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 được xuất khẩu sang Australia
19:51' - 09/09/2024
Chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 được xuất chính ngạch sang Australia, sau xoài, nhãn, vải thiều, thanh long.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu chanh leo tím từ vùng đất kém hiệu quả
08:00' - 18/06/2024
Từ đất bỏ trống kém hiệu quả ở xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), toàn bộ sản phẩm chanh leo tím vụ đầu tiên trồng ở đây được một doanh nghiệp trong nước bao tiêu để xuất khẩu sang thị trường Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thỏa thuận Mỹ-EU giúp dầu tìm lại đà tăng giá
10:25'
Giá dầu tăng trong phiên sáng 28/7 sau khi Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và có thể sẽ gia hạn việc tạm dừng áp thuế với Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ chịu áp lực về giá
08:45'
Áp lực lên giá dầu tiếp tục hiện hữu khi Saudi Arabia và Kazakhstan thuộc nhóm OPEC+ đồng loạt đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng nguồn cung đáng kể ra thị trường.
-
Hàng hoá
Thị trường lúa gạo chờ “sóng” mới từ nhu cầu thu mua tăng
13:45' - 27/07/2025
Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số thương nhân đang tăng cường thu mua lúa gạo từ nông dân để phục vụ cho các hợp đồng trong tương lai.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đàm phán thương mại đẩy giá dầu đi lên
15:51' - 25/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 25/7 khi tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giúp cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê nối dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp
09:49' - 25/07/2025
Các mặt hàng nông sản, năng lượng đóng cửa trong sắc xanh, giá nguyên liệu công nghiệp, kim loại đồng loạt giảm. Ngược chiều với xu hướng của nhóm, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ ba
-
Hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải: Tiên phong từ hạt gạo Việt
09:14' - 25/07/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% do lo ngại nguồn cung từ Nga suy giảm
08:00' - 25/07/2025
Giá dầu thế giới đã tăng 1% trong phiên ngày 24/7 nhờ thông tin Nga sẽ giảm xuất khẩu xăng và lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng 1% chiều 24/7 nhờ kỳ vọng về các cuộc đàm phán thương mại
17:07' - 24/07/2025
Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều 24/7 do thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ có thể làm giảm áp lực lên kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng vẫn giảm nhẹ, giá dầu quay đầu tăng từ chiều 24/7
14:54' - 24/07/2025
Chiều 24/7, giá các loại xăng tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá dầu quay đầu tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.