Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin: Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Một điểm nổi bật trong Thông tư là việc triển khai bắt buộc toàn bộ quy trình cấp C/O và văn bản chấp thuận thông qua Hệ thống eCoSys với sự quản lý hạ tầng kỹ thuật bởi Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
Hệ thống này thực hiện các chức năng như tạo tài khoản, cấp mã số đơn vị có thẩm quyền, công khai danh sách tổ chức được phép cấp C/O và đảm bảo kết nối dữ liệu với Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đặc biệt, eCoSys đóng vai trò trung tâm trong việc chuẩn hóa, số hóa và liên thông toàn bộ dữ liệu xuất xứ hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.Để hỗ trợ triển khai hiệu quả các thủ tục liên quan đến khai báo và chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.
Trong quá trình thực hiện khai báo dịch vụ công trực tuyến, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của hồ sơ và thực hiện đúng trình tự theo quy định pháp luật hiện hành, nhất là Thông tư 40/2025/TT-BCT.Trường hợp phát sinh các vướng mắc về kỹ thuật hoặc nghiệp vụ như lỗi hiển thị mẫu eC/O, thiếu mã HS, lỗi tích hợp chữ ký số, sự cố trong đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử hay khai báo theo từng loại C/O như Form A, B, D, E, CPTPP…, doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền hoặc liên hệ với các kênh hỗ trợ kỹ thuật chính thức được công bố tại địa chỉ .
Ngoài ra, việc phối hợp kịp thời với các đơn vị hỗ trợ sẽ giúp hạn chế rủi ro, đảm bảo tiến độ xử lý hồ sơ và góp phần thực hiện đúng, đầy đủ quyền lợi về xuất xứ hàng hóa theo quy định.
Thông tư này cũng quy định rõ về cơ cấu thẩm quyền trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chấp thuận văn bản tự chứng nhận bao gồm: Cục Xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Công Thương và các tổ chức được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ.Hai nhóm chủ thể này có trách nhiệm triển khai cấp phát khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tối thiểu như nhân lực chuyên trách, cơ sở vật chất phù hợp, tài khoản thu phí và đặc biệt là hạ tầng số đảm bảo kết nối vận hành thông suốt với hệ thống eCoSys.
Cục Xuất nhập khẩu là đơn vị được giao chủ trì tổ chức đào tạo, kiểm tra định kỳ và phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm bảo đảm chất lượng và tính thống nhất trong hoạt động cấp C/O trên toàn quốc. Trách nhiệm này không chỉ dừng lại ở hướng dẫn kỹ thuật mà còn bao gồm việc giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức được ủy quyền, từ đó bảo đảm hệ thống vận hành đúng mục tiêu và yêu cầu pháp lý đề ra.Về tổ chức thực hiện tại địa phương, UBND cấp tỉnh được yêu cầu triển khai công tác cấp C/O trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực. Ngoài ra, UBND tỉnh cần thực hiện công bố công khai thông tin, theo dõi tiến độ triển khai và xử lý các vi phạm nếu phát sinh trong quá trình thực hiện tại các đơn vị trực thuộc.Với các tổ chức được giao nhiệm vụ cấp C/O và văn bản chấp thuận, Thông tư yêu cầu phải công khai quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp một cách đầy đủ và minh bạch. Đồng thời, các đơn vị này cũng có trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện lên Cục Xuất nhập khẩu và UBND cấp tỉnh, để phục vụ công tác tổng hợp, đánh giá và kiểm tra.Ông Phạm Ngọc Dương, đại diện Trung tâm eComDX - đơn vị hỗ trợ vận hành hệ thống ecosys.gov.vn cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực quản lý xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Tổ chức cấp C/O, kiểm tra kỹ Hồ sơ thương nhân để nắm bắt quy trình khai báo trên hệ thống eCoSys, cập nhật đầy đủ các hướng dẫn kỹ thuật và quy định pháp lý liên quan tại Thông tư 40/2025/TT-BCT. Trung tâm eComDX khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu khẩn trương rà soát năng lực thực hiện, chuẩn bị hồ sơ thương nhân điện tử đúng chuẩn, và thực hành khai báo thử nghiệm trên eCoSys để đảm bảo tính sẵn sàng trước khi triển khai chính thức. Việc chủ động phối hợp sớm với các đơn vị cấp C/O và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình khai báo điện tử và góp phần đảm bảo việc hưởng ưu đãi thuế quan được thực hiện đầy đủ, đúng hạn.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics lần thứ 3 (VILOG 2025)
11:29' - 21/07/2025
Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, VILOG 2025 sẽ tập trung vào sức mạnh của giải pháp số hoá và kết nối hợp tác trong việc thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi Dự án Luật Thương mại điện tử
18:05' - 19/07/2025
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến với hồ sơ Dự án Luật Thương mại điện tử nhằm bảo đảm minh bạch, đồng thuận và thực tiễn của dự án luật.
-
DN cần biết
Tăng vai trò nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ theo phương thức PPP
16:50' - 19/07/2025
Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP.