Quốc hội chính thức thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, từ khi thành lập đến nay, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đã thực hiện khối lượng công việc rất lớn. Ủy ban đã tổ chức nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết, tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân và các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết.
Sau 1 tháng tổ chức lấy ý kiến, có 280.226.909 lượt ý kiến góp ý, tỷ lệ tán thành là 99,75%. Trên cơ sở kết quả tổng hợp ý kiến của nhân dân và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban khẩn trương tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trình Quốc hội thông qua tại phiên họp này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ động phối hợp để có thể trình Chủ tịch nước ký lệnh công bố Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dự kiến ngay trong chiều nay (16/6) sẽ tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước, để kịp thời thông tin rộng rãi đến đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
*Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025
Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 2 điều. Trong đó, Điều 1 sửa đổi, bổ sung 5 điều, khoản của Hiến pháp hiện hành (gồm Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110 và Điều 111); Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành của Nghị quyết, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và điều khoản chuyển tiếp.
Nghị quyết nêu rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì.
Theo Nghị quyết, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành hai cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do luật định. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo do Quốc hội quy định.
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua (16/6/2025).
Chủ tịch nước thực hiện việc công bố Nghị quyết này.
Nghị quyết nêu rõ: Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước từ ngày 1/7/2025.
*Dấu ấn lịch sử, khởi đầu cho cuộc cải cách sâu sắc về thể chế
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ, việc lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội.
Các ý kiến góp ý của nhân dân, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học đã được Chính phủ tổng hợp đầy đủ, trung thực, khách quan. Trên cơ sở đó, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đã tổ chức nhiều phiên họp và nhiều lần lấy phiếu, xin ý kiến bằng văn bản để tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua theo nguyên tắc: Tất cả các ý kiến góp ý, dù là đa số hay thiểu số, đều được nghiên cứu, xem xét một cách đầy đủ, khách quan, kỹ lưỡng, không vì là ý kiến của thiểu số mà không được xem xét.
Đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nổi lên trong quá trình lấy ý kiến nhân dân hoặc trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban đều kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp hàng tuần để nghe báo cáo về tình hình, kết quả lấy ý kiến nhân dân, cho ý kiến chỉ đạo về công tác tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Sau mỗi lần tiếp thu, chỉnh lý, nội dung của dự thảo Nghị quyết ngày càng được hoàn thiện thêm. Ban đầu, Ủy ban đề nghị sửa đổi, bổ sung 8/120 điều, khoản của Hiến pháp năm 2013, nhưng sau khi nghiên cứu những ý kiến góp ý rất xác đáng, hợp tình, hợp lý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục của các cơ quan, tổ chức, của nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học và của đại biểu Quốc hội, Ủy ban đã đề nghị tiếp thu, chỉ sửa đổi, bổ sung 5/120 điều, khoản, giữ lại 3 điều tiếp tục thực hiện theo quy định của Hiến pháp hiện hành.
Các nội dung vẫn giữ như hiện nay là quy định về việc lấy ý kiến nhân dân khi thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (khoản 3 Điều 110); quy định về “chính quyền địa phương” và “cấp chính quyền địa phương” (các Điều 111, 112 và 114); về quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân (khoản 2 Điều 115). Đồng thời, Ủy ban cũng tiếp thu, chỉnh lý tại tất cả 5/5 điều, khoản được đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp và cả điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo Nghị quyết, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cả về nội dung và kỹ thuật thể hiện.
Sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 34 nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cùng với Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm để tất cả các đơn vị hành chính trên cả nước thực hiện thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, với tinh thần làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, cầu thị, khoa học và trách nhiệm, đến thời điểm này, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Quốc hội giao ngay từ phiên đầu tiên của Kỳ họp thứ 9 này.
"Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua sẽ là dấu ấn lịch sử, có ý nghĩa hết sức quan trọng, khởi đầu cho cuộc cải cách sâu sắc về thể chế, thể hiện tư duy đổi mới có tính cách mạng trong tổ chức hệ thống chính trị và quản trị quốc gia, là cơ sở hiến định cho việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tạo nền tảng để kiến tạo một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân hạnh phúc, yên vui", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-chinh-thuc-thong-qua-viec-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-post1044445.vnp
- Từ khóa :
- Quốc hội
- Nghị quyết của Quốc hội
- Hiến pháp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng nay 16/6, Quốc hội sẽ biểu quyết về sửa đổi Hiến pháp
07:48' - 16/06/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, nội dung trọng tâm trong ngày 16/6 là công tác lập hiến, lập pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12'
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58'
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34'
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.