Phúc thẩm vụ Tập đoàn FLC: Khắc phục toàn bộ hậu quả là yếu tố quan trọng để xem xét giảm án
Đánh giá mức độ khắc phục hậu quả
Tại phiên phúc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhận định, khi luận tội đã xem xét tổng thể các yếu tố giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Trong phần bào chữa, nhiều luật sư đã đề cập đến việc "mức án còn nghiêm khắc, đề nghị án treo...". Về vấn đề này, theo đại diện Viện Kiểm sát, cấp sơ thẩm đã đánh giá chính xác hành vi của Trịnh Văn Quyết và các bị cáo khác. Đến thời điểm phiên sơ thẩm, hậu quả vụ án chưa được khắc phục nhiều.Song đến phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Quyết và 2 em gái (Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga) đã khắc phục được toàn bộ hậu quả vụ án. Do đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị giảm mức án với bị cáo Quyết từ 18 năm xuống 7-8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; phạt tiền thay hình phạt tù tội "Thao túng thị trường chứng khoán". Hai em gái của bị cáo Quyết là đồng phạm trong vụ án này cũng được Viện Kiểm sát đề nghị giảm án. Với bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm, phạt 3,5 tỉ đồng (án sơ thẩm 14 năm tù); Trịnh Thị Thúy Nga từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm và phạt 3 tỉ đồng (án sơ thẩm 8 năm).
22 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ và một số người không kháng cáo cũng được Viện Kiểm sát đề nghị giảm án, để có mức án đồng bộ so với những bị cáo khác đã được đề nghị giảm án. "Tuy nhiên, nếu không có việc khắc phục hậu quả hoàn toàn thì sẽ khó để xem xét đề nghị giảm sâu mức án cho các bị cáo", đại diện Viện Kiểm sát cho biết.Viện Kiểm sát đánh giá, các bị cáo khác (ngoài bị cáo Quyết và bị cáo Huế giữ vai trò chính) đều phạm tội lần đầu, thừa nhận hành vi phạm tội và đã khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, vai trò của họ vẫn mang tính tích cực gây hậu quả, vì nếu không có hành vi của các bị cáo thì bị cáo Quyết không thể đưa cổ phiếu lên sàn. Từ đó, Viện Kiểm sát khẳng định, bản án sơ thẩm tuyên đúng người, đúng tội. Việc đề nghị giảm án tại phiên phúc thẩm là căn cứ vào mức độ khắc phục hậu quả.
Nhóm bị cáo là cựu cán bộ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được đại diện Viện Kiểm sát đề nghị giảm án gồm: Lê Hải Trà (cựu Phó tổng Giám đốc HOSE) từ 5 năm xuống còn từ 4 năm đến 4 năm 6 tháng; Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị HOSE) từ 6 năm 6 tháng xuống còn 4 năm 6 tháng đến 5 năm; Trầm Tuấn Vũ (cựu Phó Tổng giám đốc HOSE) từ 5 năm 6 tháng xuống còn từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù. Bên cạnh đó, với 530 người (trong hơn 65.000 nhà đầu tư) có đơn kháng cáo, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị chỉ chấp nhận phần kháng cáo. Theo kiểm sát viên, toàn bộ thiệt hại vụ án đã được bị cáo Quyết khắc phục, mức bồi thường cho các nhà đầu tư được tính theo thời điểm họ mua cổ phiếu để xác định thiệt hại, do đó không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu tăng mức bồi thường. Luật sư viện dẫn nghị quyết để đề nghị giảm án cho bị cáo Trong phần bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cho thân chủ được hưởng khoan hồng hơn nữa. Số tiền gần 2.500 tỉ đồng mà gia đình bị cáo đã nộp khắc phục là sự chủ động, nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc khắc phục hậu quả, nhất là trong bối cảnh bị cáo đang mắc bệnh nặng, phần lớn tài sản đã bị kê biên, phong tỏa… Luật sư Nghĩa cũng viện dẫn Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 198 của Quốc hội quy định về các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Theo tinh thần tại các nghị quyết, khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế thì cần ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Nếu đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét biện pháp xử lý tiếp theo. Do đó, luật sư đề nghị, giảm mức án tù bằng thời gian tạm giam cho bị cáo Quyết về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, luật sư đề nghị, Hội đồng xét xử xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ vì "có sự thay đổi chính sách pháp luật và bị cáo mắc bệnh hiểm nghèo". Trường hợp vẫn xử lý hình sự, đề nghị tòa áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù với bị cáo. Cuối giờ chiều 20/6, một số bị cáo nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử bước vào phần nghị án. Các bị cáo thể hiện sự ăn năn, hối hận, mong được xem xét cho tất cả bị cáo được hưởng mức hình phạt thấp nhất có thể; đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận những luận cứ và đề nghị của các luật sư bào chữa tại phiên tòa này. Hội đồng xét xử cho biết sẽ nghị án, sau đó tuyên án phúc thẩm vào sáng 26/6.Nguồn: http://baotintuc.vn/phap-luat/phuc-tham-vu-tap-doan-flc-khac-phuc-toan-bo-hau-qua-la-yeu-to-quan-trong-de-xem-xet-giam-an-20250620203022034.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Phúc thẩm vụ FLC: Một số bị cáo xin được chuyển hình phạt từ phạt tù sang phạt tiền
21:01' - 17/06/2025
Chiều 17/6, tại phiên phúc thẩm vụ án "Thao túng chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn FLC, Hội đồng xét xử tiến hành phần xét hỏi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Mỹ "bật đèn xanh" cho việc trục xuất người nhập cư
15:43'
Ngày 21/7, một thẩm phán Mỹ đã dỡ bỏ một lệnh cấm, qua đó mở đường cho chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) với người Afghanistan và Cameroon đang cư trú tại Mỹ.
-
Kinh tế và pháp luật
Căng thẳng tại tòa án liên bang giữa Đại học Harvard và chính quyền Donald Trump
15:37'
Đại diện Đại học Harvard đã có mặt tại tòa án liên bang vào ngày 21/7, trong một vụ kiện mang tính then chốt trong cuộc chiến với chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền hơn 1 tỷ đồng
10:09'
Bị can Nguyễn Thị Linh (sinh năm 1986), trú tại khu phố 1, xã Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự.
-
Kinh tế và pháp luật
Dẫn độ trùm ma túy khét tiếng nhất Ecuador sang Mỹ
14:56' - 21/07/2025
Ecuador những năm gần đây đã chứng kiến làn sóng bạo lực gia tăng khi các băng nhóm đối địch có liên quan tới các tập đoàn ma túy Mexico và Colombia tranh giành quyền kiểm soát địa bàn.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Xử lý nghiêm trường hợp thông tin sai sự thật
11:45' - 21/07/2025
Trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng liên quan đến vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long, gây hoang mang dư luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Lộ diện 8 nghi phạm tống tiền người lao động nước ngoài
08:01' - 21/07/2025
Nhóm nghi phạm bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ để nhận tiền bất chính từ các ứng viên xin giấy phép lao động nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay với số tiền bất chính khoảng 3,5 triệu USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Singapore cảnh giác trước nguy cơ mất an ninh mạng
06:00' - 20/07/2025
Một cuộc tấn công mạng vào hệ thống điện của Singapore có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp điện, từ đó có thể gây ra hiệu ứng đến các dịch vụ thiết yếu khác như chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải.
-
Kinh tế và pháp luật
Thông tin du khách bị mắc kẹt khi tham quan tại Tam Cốc là không chính xác
19:49' - 19/07/2025
Ngày 19/7, trên một số trang mạng xuất hiện thông tin có nhóm du khách bị mắc kẹt do mưa to gió lớn trong quá trình tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc, tỉnh Ninh Bình.
-
Kinh tế và pháp luật
Thông báo việc truy tố 4 bị can bỏ trốn trong vụ án “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc” hơn 2.500 tỉ đồng
13:21' - 19/07/2025
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 1) vừa ra Thông báo số 10587/TB-VKSTC-V1 gửi một số cơ quan thông tấn báo chí về việc truy tố các bị can trong vụ án “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc”.