Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đưa ra 5 đề xuất trong hợp tác đa phương
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Hội nghị Tương lai châu Á năm nay đánh dấu 30 năm hình thành và phát triển của diễn đàn, trở thành một khuôn khổ đối thoại chính sách uy tín hàng đầu châu Á.
Hội nghị thu hút sự tham dự đông đảo của lãnh đạo các nước như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Hun Manet, Tổng thống Palau Surangel Whipps Jr., Cố vấn trưởng của Chính phủ lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus, Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore Gan Kim Yong, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir bin Mohamad…
Với chủ đề “Thách thức của châu Á trong một thế giới đầy biến động”, các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và các học giả hàng đầu đã tập trung thảo luận về các giải pháp chuyển hóa thách thức thành cơ hội, tiếp tục duy trì vai trò động lực tăng trưởng toàn cầu của châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhấn mạnh thế giới đang ở thời điểm “bước ngoặt lịch sử” với cạnh tranh chiến lược giữa các nước ngày càng phức tạp, châu Á cần duy trì cân bằng quyền lực ở khu vực, đề cao trật tự kinh tế công bằng, tự do và dựa trên luật lệ.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đánh giá thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ và đan xen phức tạp. Đó là thách thức từ sự bất định khi các cú sốc và biến động địa chính trị, địa kinh tế ngày càng “thường xuyên” và “đa chiều” hơn; thách thức từ tác động của phân tách, phân mảnh kinh tế; thách thức từ suy giảm niềm tin bắt nguồn từ cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; thách thức từ vai trò của hệ thống quản trị toàn cầu đứng trước nguy cơ bị xói mòn; thách thức từ xuất hiện nhiều yếu tố kìm hãm xu hướng phát triển bền vững và bao trùm.
Trước những thách thức này, Phó Thủ tướng khẳng định châu Á vẫn hội tụ đủ những yếu tố “điểm tựa” để vượt lên nghịch cảnh như lịch sử đã chứng minh. Châu Á tiếp tục duy trì vai trò là khu vực tăng trưởng năng động và ổn định, là trụ cột của nền kinh tế toàn cầu; là cái nôi văn minh của nhân loại, ngày càng trở thành điểm hội tụ của mạng lưới công nghiệp-sản xuất năng động; là khu vực của sự hoà bình và ổn định.
Để châu Á có thể bứt phá, trở thành động lực chính dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh 5 đề xuất các nước cần phối hợp thúc đẩy trong thời gian tới. Một là tiên phong “làm mới” các cơ chế hợp tác đa phương, củng cố hệ thống thương mại tự do trên nguyên tắc “cùng thắng”.
Hai là tiên phong thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ba là tiên phong thúc đẩy phát triển bao trùm, lấy người dân là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực của mọi chính sách.
Bốn là tiên phong kiến tạo các mô hình kinh tế mới, đặc biệt là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Năm là tiên phong trong việc tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Phó Thủ tướng kêu gọi các nước cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thần kỳ của châu Á, “nối vòng tay lớn”, chung sức, đồng lòng, vượt qua thách thức, vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và toàn thế giới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ Việt Nam xác định muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải có một tư duy mới, tầm nhìn mới, cách tiếp cận mới, tâm thế mới, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực) và triển khai “bộ tứ trụ cột” để “bắt kịp”, “tiến cùng”, tận dụng lợi thế đi sau để “vươn lên”.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, Phó Thủ tướng khẳng định đây là cơ hội để đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, tháo gỡ những “điểm nghẽn”, làm mới những động lực tăng trưởng, “giải phóng” nguồn lực để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, kiên định với mục tiêu tăng trưởng đã đề ra và tiếp tục là một đối tác tin cậy, một điểm đến đầu tư hấp dẫn và một nền kinh tế năng động trong khu vực.
Trong phần thảo luận, trả lời câu hỏi về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ, đánh giá các tác động về xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và điều hành kinh tế vĩ mô; nhấn mạnh phương châm bình tĩnh, chủ động, linh hoạt, tích cực đàm phán thương mại với Mỹ theo hướng có lợi cho cả hai bên; khẳng định Việt Nam đang hướng tới việc kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất với kết quả tốt nhất.
Phó Thủ tướng nhận định đây cũng là cơ hội để tạo động lực cơ cấu lại nền kinh tế, tăng cường tính tự lực, tự cường, đa dạng hoá thị trường và mở rộng tiêu dùng trong nước.
Về nội hàm kỷ nguyên mới, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ đây là kỷ nguyên tăng tốc phát triển, xây dựng đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Việt Nam đã ban hành các quyết sách có tính cách mạng, tính lịch sử trong thời gian gần đây.
Đó là tinh gọn bộ máy, phát triển đột phá khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế từ quản lý sang kiến tạo phát triển, tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng làm điểm tựa, đòn bẩy cho phát triển.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn, một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, theo đó đang ưu tiên hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ chế ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn.
Phó Thủ tướng khẳng định khát vọng phát triển của Việt Nam sẽ mở ra các cơ hội mới cho hợp tác đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, tiếp tục mở rộng đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
* Nhân dịp hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Daisuke Arakawa, Giám đốc điều hành cấp cao Tập đoàn Nikkei. Ông Arakawa bày tỏ ấn tượng, ngưỡng mộ về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và tư duy, tầm nhìn phát triển mới của Việt Nam; chia sẻ những cải cách của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Nikkei tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong giai đoạn phát triển tới, phối hợp quảng bá hình ảnh của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết bảo vệ hệ thống thương mại đa phương
21:51' - 12/04/2025
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định cam kết của Trung Quốc trong việc bảo vệ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bao trùm, minh bạch và không phân biệt đối xử.
-
Tài chính
Indonesia quyết định tham gia ngân hàng đa phương của khối BRICS
09:12' - 26/03/2025
Tổng thống Prabowo nhấn mạnh rằng NDB được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển bền vững, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16' - 25/07/2025
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28' - 25/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27' - 25/07/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14' - 25/07/2025
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng bền vững cần dịch vụ logistics tích hợp
19:51' - 25/07/2025
Dự báo thị trường logistics Việt Nam nửa cuối năm 2025 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển vọng từ quy mô thương mại và tiềm lực của các khu công nghiệp mới với quy mô lớn sau khi sáp nhập các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa mở hướng thu hút các “Sếu đầu đàn” đến đầu tư phát triển
19:05' - 25/07/2025
Chiều 25/7, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề "Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững".
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37' - 25/07/2025
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30' - 25/07/2025
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23' - 25/07/2025
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.