Những biến động trong quan hệ thương mại Trung Quốc-EU
Tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Thương mại Trung Quốc cũng nêu rõ Bắc Kinh có kế hoạch đưa ra thông báo cuối cùng về cuộc điều tra thương mại đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU vào ngày 5/7, đồng thời cho hay hai bên đang thảo luận một cam kết về vấn đề giá.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào và Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic đã hội đàm tại Paris (Pháp) ngày 3/6, trao đổi về vụ kiện chống trợ cấp đối với xe điện Trung Quốc, cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc đối với rượu mạnh xuất xứ từ EU và chính sách kiểm soát xuất khẩu.
Người phát ngôn bộ trên cho biết hai bên đã có các cuộc thảo luận "trọng tâm, thẳng thắn và sâu sắc" về những vấn đề cấp bách và quan trọng nêu trên, đồng thời chỉ đạo các nhóm công tác tăng cường phối hợp chuẩn bị cho các nội dung kinh tế - thương mại quan trọng giữa Trung Quốc và EU trong năm nay.
Còn theo tờ Global Times, Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU (CCCEU) bày tỏ sự thất vọng sâu sắc về việc các quốc gia thành viên EU đã chấp thuận những biện pháp hạn chế theo Công cụ Mua sắm quốc tế (IPI), đồng thời kêu gọi EU xem xét lại sự cần thiết và tác động lâu dài của vấn đề này. CCCEU cho biết các biện pháp trên hạn chế quyền truy cập của những công ty Trung Quốc vào các cuộc đấu thầu mua sắm công trong lĩnh vực thiết bị y tế đối với những hợp đồng vượt 5 triệu euro (5,72 triệu USD) trong thời gian 5 năm. CCCEU bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về động thái của EU để hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường mua sắm của EU, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo Global Times, IPI là một công cụ đơn phương do EU đưa ra. Việc áp dụng IPI nhằm mục tiêu ứng phó với các doanh nghiệp Trung Quốc gửi một tín hiệu đáng lo ngại - không chỉ làm tăng thêm sự phức tạp mới cho quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU, mà còn mâu thuẫn với các nguyên tắc cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử của EU trong việc tiếp cận thị trường. Trong năm 2024, EU đã phải đối mặt với một “cơn lũ” gói hàng giá rẻ chưa từng có từ Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy, đã có khoảng 4,6 tỷ gói hàng nhỏ ùn ùn đổ vào thị trường châu Âu, tương đương với hơn 145 gói hàng mỗi giây. Điều đáng chú ý là hơn 90% trong số này có xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Temu và Shein. Tình hình này đã tạo ra áp lực lớn đối với hệ thống hải quan của châu Âu. Chỉ riêng Hà Lan và Bỉ, hai trung tâm logistics chính của EU, đã tiếp nhận hơn 1 tỉ gói hàng mỗi quốc gia trong năm vừa qua. Sự gia tăng đột biến này không chỉ làm quá tải hệ thống kiểm soát hải quan mà còn đặt ra những thách thức nghiêm trọng về an toàn và chất lượng sản phẩm. Theo ông Sefcovic, tình hình này như một thách thức hoàn toàn mới đối với khả năng kiểm soát, đảm bảo an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn. Ông cho rằng "cơn lũ" gói hàng này đã tạo ra gánh nặng lớn cho các quan chức hải quan và làm tăng số lượng hàng hóa nguy hiểm, không tuân thủ quy định có mặt trên thị trường EU.Các nhà lập pháp EU quan ngại việc “người tiêu dùng cá nhân đã tự trở thành những người nhập khẩu” đang khiến việc kiểm tra mức độ an toàn của các sản phẩm trở nên gần như bất khả thi.
Áp lực đối với châu Âu lại càng lớn hơn nữa, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định chấm dứt quy chế miễn thuế cho hàng hóa giá trị dưới 800 USD (de minimis) vào đầu tháng 5/2025, khiến mô hình kinh doanh của Temu và Shein tại Mỹ lập tức gặp khó khăn. Trong bối cảnh trên, châu Âu đang ngày càng được các hãng bán lẻ Trung Quốc quan tâm. Chỉ trong tháng 4/2025, Temu đã tăng ngân sách quảng cáo kỹ thuật số tại Pháp thêm 115%, và tại Vương quốc Anh thêm 20%. Với Shein, ngân sách quảng cáo lần lượt tăng 45% ở Pháp và 100% ở Anh so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này gióng lên tiếng chuông cảnh báo với các tập đoàn bán lẻ truyền thống như Zara, H&M, Primark và tạo sức ép lên toàn bộ hệ sinh thái bán lẻ châu Âu, vốn đang phải vật lộn xoay xở với chi phí lao động, vận hành và tuân thủ quy định cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp Trung Quốc. Trước tình hình này, EU đã đưa ra một giải pháp là áp dụng phí xử lý 2 euro (2,28 USD) cho mỗi gói hàng có giá trị dưới 150 euro được gửi trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo ông Sefcovic, đây không phải là một loại thuế mà là khoản bù đắp chi phí và khoản phí này cần phải do các nền tảng thương mại điện tử chịu trách nhiệm thanh toán, chứ không phải người tiêu dùng. Chính sách mới được thiết kế với cơ chế khuyến khích thông minh: các gói hàng được gửi đến những cơ sở kho vận trong lãnh thổ EU sẽ chỉ phải chịu phí thấp hơn là 0,5 euro/gói. Sự chênh lệch này nhằm khuyến khích các nền tảng như Temu và Shein chuyển từ mô hình giao hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng sang mô hình gửi hàng theo lô lớn và phân phối từ những kho trong phạm vi EU. Điều này sẽ giúp cơ quan hải quan dễ dàng kiểm tra các mẫu hàng trong lô thay vì kiểm tra từng món hàng riêng lẻ. EU dự kiến sẽ bắt đầu triển khai cải cách hệ thống hải quan từ năm 2026 thay vì 2028 như kế hoạch ban đầu. Phí xử lý sẽ là biện pháp tạm thời cho đến khi quy chế hải quan mới chính thức loại bỏ hoàn toàn chế độ miễn thuế cho các gói hàng dưới 150 euro.Đồng thời, trong khuôn khổ cải cách này, EU cũng sẽ buộc các người bán trên những nền tảng trực tuyến phải đăng ký thuế VAT, khiến họ phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa với tư cách là nhà nhập khẩu lần đầu tiên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ
13:36' - 07/06/2025
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, chuyến công tác của đoàn Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công tốt đẹp, đạt được những kết quả rất tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump tiết lộ diễn biến tích cực trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc
08:04' - 07/06/2025
Phát biểu với báo chí trên chuyên cơ Air Force One, ông Trump nói rằng ông Tập đã đồng ý nối lại hoạt động xuất khẩu đất hiếm và nam châm sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn thương mại - mối quan ngại của các nền kinh tế lớn
07:00' - 07/06/2025
Thủ tướng Mark Carney đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường để thảo luận về hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại và cuộc khủng hoảng chất gây nghiện fentanyl.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00'
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46'
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD
08:35' - 25/07/2025
Chính phủ Mexico ngày 24/7 công bố Dự án Đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD nhằm nâng cấp và mở rộng 6 cảng biển chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành chuẩn hóa an toàn xe đạp điện
20:02' - 24/07/2025
Trung Quốc vừa ban hành một loạt hướng dẫn nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn quốc gia mới mang tính bắt buộc đối với xe đạp điện (e-bike).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thúc đẩy việc phê chuẩn EVIPA với Việt Nam
16:07' - 24/07/2025
Chính phủ Liên bang Đức đã chính thức trình Quốc hội CHLB Đức để phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA).