Người trẻ có nên mua nhà chung cư trả góp?
“Giấc mơ” an cư lạc nghiệp
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các chính sách hỗ trợ tài chính, đặc biệt là hình thức mua nhà chung cư trả góp, đã phần nào mở ra cánh cửa cho hàng triệu người nuôi hy vọng về một tổ ấm cho riêng mình.
Theo đó, không còn yêu cầu người mua phải chuẩn bị sẵn 100% giá trị căn hộ như trước mà chỉ cần khoảng 20 - 30% vốn, người dân có thể ký hợp đồng mua nhà và trả phần còn lại theo hình thức trả góp trong thời gian từ 15 đến 25 năm. Hiện các ngân hàng liên kết với chủ đầu tư tung ra các gói vay ưu đãi như miễn lãi hoặc chỉ trả lãi trong 12 - 24 tháng đầu tiên, lãi suất cố định ở mức thấp khoảng 6 - 7%/năm trong giai đoạn đầu. Đây được xem là “cơ hội vàng” cho cả người mua để ở và nhà đầu tư cá nhân.Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn của các chương trình này là một chặng đường tài chính dài đầy thử thách. Bởi khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ trở về mức “thả nổi” và có thể tăng lên đến 10 - 11%/năm cộng với biên độ 3 - 4% so với lãi suất tiết kiệm 12 tháng. Điều này dẫn đến việc số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng tăng mạnh.
Chẳng hạn, với căn hộ trị giá 2 tỷ đồng, nếu người mua vay 70% (tức 1,4 tỷ đồng) trong vòng 20 năm với lãi suất sau ưu đãi là 10%, người mua sẽ phải trả mỗi tháng từ 13 - 15 triệu đồng, một con số không hề nhỏ với nhiều gia đình trẻ.Anh Bình Nam hiện đang sở hữu căn hộ được mua theo hình thức trả góp trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức) chia sẻ: Để không bị cuốn vào “vòng xoáy nợ nần”, người mua cần có kế hoạch tài chính rõ ràng ngay từ đầu. Thu nhập hàng tháng cần đủ để không chỉ chi trả khoản vay ngân hàng mà còn đủ cho sinh hoạt, tiết kiệm và dự phòng các biến cố bất ngờ như thất nghiệp, bệnh tật...“Không nên vì quá nóng lòng có nhà mà vay vượt quá khả năng trả nợ. Việc dành sẵn một khoản dự phòng từ 3 - 6 tháng thu nhập là cần thiết để tránh rơi vào khủng hoảng khi có biến cố xảy ra”, anh Nam nhấn mạnh.Một khía cạnh quan trọng khác là vị trí căn hộ. Theo anh Nam, chọn nhà gần nơi làm việc, trường học hay hệ thống giao thông công cộng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.Tương tự, anh Thành Chung (thành phố Thủ Đức) cũng cho rằng, ở độ tuổi dưới 35 như anh, mua nhà thông qua hình thức vay ngân hàng gần như là lựa chọn phổ biến, nếu không muốn nói là duy nhất đối với phần lớn người trẻ. "Điều quan trọng nhất không chỉ là sở hữu được căn nhà, mà là làm sao để quản lý tốt dòng tiền và không để việc trả nợ trở thành gánh nặng đè nặng lên cuộc sống hàng ngày. Tôi luôn cố gắng giữ tỷ lệ trả góp hàng tháng ở mức an toàn, không vượt quá 30 - 35% tổng thu nhập. Vượt ngưỡng này rất dễ ảnh hưởng đến các nhu cầu thiết yếu, đặc biệt khi đã có gia đình, con nhỏ và những khoản chi cố định như học phí, bảo hiểm hay chi phí y tế", anh Chung cho biết.“Song song đó, tôi duy trì một quỹ dự phòng tương đương ba tháng chi tiêu để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ. Với tôi, việc trả nợ không đồng nghĩa với hy sinh hoàn toàn chất lượng sống. Thay vì dốc toàn lực để trả nhanh, tôi chọn phương án trả đều, ổn định, đồng thời vẫn giữ ngân sách cho những điều quan trọng: bữa cơm đủ đầy, thời gian bên con hay những phút giây giải trí vừa phải để tái tạo năng lượng. Mua nhà là một quyết định tài chính dài hạn và tôi tin rằng nó không nên trở thành gánh nặng tinh thần. Khi nhịp sống được duy trì ổn định, tài chính trong tầm kiểm soát, thì hành trình trả góp mới thực sự bền vững và đáng giá”, anh Chung cho biết thêm.Cần tính toán kỹ lưỡngVề góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cảnh báo, bên cạnh bài toán tài chính, người mua cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố pháp lý của dự án. Thực tế có nhiều trường hợp khách hàng “dính bẫy” vì ký hợp đồng đặt cọc, giữ chỗ ở các dự án chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dẫn đến không thể nhận nhà hoặc mất trắng số tiền đã đóng.
Người mua cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt quy hoạch và thông báo đủ điều kiện mở bán từ cơ quan chức năng. Hợp đồng mua bán phải rõ ràng về tiến độ thanh toán, thời gian bàn giao nhà, điều khoản phạt nếu bên bán vi phạm và điều kiện chấm dứt hợp đồng.“Không nên ký bất kỳ văn bản nào dưới dạng ‘thỏa thuận giữ chỗ’, ‘hợp đồng góp vốn’ khi dự án chưa đủ điều kiện pháp lý để mở bán, vì đây không phải là hợp đồng dân sự hợp pháp và rất dễ bị vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp”, Luật sư Bình nhấn mạnh.Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nhận định, mua nhà trả góp là bài toán cần được cân nhắc kỹ, đặc biệt là với những người có thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/tháng.“Giả sử vay 3 tỷ đồng, tiền lãi mỗi tháng đã khoảng 30 triệu đồng cộng thêm tiền gốc khoảng 30 triệu đồng nữa, tổng cộng là 60 triệu đồng. Nếu thu nhập 100 triệu đồng thì người mua phải dành đến 60% cho việc trả nợ - một tỷ lệ rất rủi ro. Với người có thu nhập thấp hơn thì gần như không thể xoay xở nổi”, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân dẫn chứng.Dù hiện tại các ngân hàng tung ra nhiều gói vay lãi suất thấp khoảng 3 - 4%, nhưng phần lớn các gói này chỉ cố định trong 6 - 12 tháng, sau đó lãi suất được thả nổi theo thị trường. “Người trẻ cần tỉnh táo, không nên bị lôi kéo bởi những con số ‘đẹp mắt’ ban đầu. Hãy tính đến viễn cảnh 3 - 5 năm sau, lãi suất có thể tăng cao và gây áp lực lớn đến tài chính cá nhân”, ông Nguyễn Hữu Huân cảnh báo thêm.Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, để giúp người trẻ và người có thu nhập trung bình tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn, cần có các giải pháp đồng bộ từ phía nhà nước và ngân hàng. "Các ngân hàng nên cung cấp gói vay với lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay, ít nhất trong 5 - 10 năm để người mua dễ lên kế hoạch tài chính; nhà nước cần tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ tại các khu vực ngoại ô, đi kèm với hạ tầng giao thông thuận tiện như metro, đường cao tốc liên vùng; thúc đẩy việc giãn dân ra các vùng ven, kết nối hạ tầng tốt sẽ giúp giảm áp lực về giá tại khu trung tâm. Các đô thị vệ tinh như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi hợp nhất vào TP Hồ Chí Minh có thể là hướng đi chiến lược", ông Huân đề xuất.Nguồn: http://baotintuc.vn/bat-dong-san/nguoi-tre-co-nen-mua-nha-chung-cu-tra-gop-20250518145732468.htm
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
20:45' - 30/05/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
Thực thi chính sách nhà ở xã hội cần địa phương vào cuộc quyết liệt
16:26' - 30/05/2025
Thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội vừa được Quốc hội thông qua có nhiều nội dung mới, quan trọng để hiện thực hóa giấc mơ nhà ở với người dân.
-
Tài chính
Căn cứ xác nhận cam kết thu nhập khi đăng ký mua nhà ở xã hội
07:28' - 30/05/2025
Ông Nguyễn Đức Bình (Quảng Ninh) là công chức, tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng ông chưa đến 15 triệu đồng và có 2 con nhỏ (mức lương chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân).
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Chung cư cao 34 tầng tại TP. Hồ Chí Minh xuất hiện vết nứt gãy lớn
20:10'
UBND phường Tam Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, ngày 25/7, phường đã có văn bản báo cáo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về vết nứt gãy tại chung cư PVC-IC Diamond.
-
Bất động sản
Số dự án nhà ở xã hội hoàn thành, khởi công đạt gần 60% chỉ tiêu
19:26'
Tính đến thời điểm cuối tháng 7, số lượng dự án đã hoàn thành, khởi công, chấp thuận chủ trương đầu tư đến năm 2025 trong cả nước đạt 59,6%.
-
Bất động sản
Cảnh báo đào tạo “chui” ảnh hưởng đến chất lượng môi giới bất động sản
17:50'
Tình trạng đào tạo “chui”, thu tiền thật – học giả trong cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngành.
-
Bất động sản
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội: Không chạy theo số lượng, ưu tiên thực chất
21:18' - 25/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát năng lực từng địa phương, bổ sung cách tính linh hoạt, đảm bảo hoàn thành 1 triệu căn vào năm 2030 như cam kết.
-
Bất động sản
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Giao dịch tập trung vào dự án có tính pháp lý minh bạch
21:17' - 25/07/2025
Trong hai tháng 6 và 7/2025, thị trường bất động sản tại các phường mới sáp nhập giữa TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương cũ ghi nhận tín hiệu sôi động giao dịch.
-
Bất động sản
Thị trường văn phòng phục hồi tích cực, văn phòng xanh lên ngôi
19:05' - 25/07/2025
Thị trường văn phòng Việt Nam duy trì đà phục hồi tích cực với nhu cầu thuê ổn định và xu hướng chuyển dịch sang không gian chất lượng cao, phát triển bền vững, linh hoạt và tích hợp đa chức năng.
-
Bất động sản
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh các cơ chế hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội
19:15' - 24/07/2025
Trong giai đoạn 2021–2025, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng 199.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đến nay, số lượng dự án triển khai và số căn hộ hoàn thành vẫn còn khiêm tốn.
-
Bất động sản
Chung cư dẫn dắt nhờ nhu cầu ở thực và đầu tư dài hạn
16:11' - 24/07/2025
Phân khúc chung cư tiếp tục dẫn dắt thi trường nhờ nhu cầu ở thực và đầu tư dài hạn. Theo đó, chung cư là loại hình ghi nhận mức tăng mạnh nhất, 8% về mức độ quan tâm trong quý II/2025.
-
Bất động sản
Doanh số giảm mạnh, giá nhà tại Mỹ vẫn lập đỉnh
09:39' - 24/07/2025
Giá nhà tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trong tháng Sáu, trong khi mùa mua bán sôi động vào mùa xuân không diễn ra như kỳ vọng.