Ngành hồ tiêu sẵn sàng ứng phó với nhiều biến động
Điều này phản ánh thực trạng cây hồ tiêu không còn là cây trồng chủ lực của nhiều nông dân, đặc biệt trong bối cảnh giá trị kinh tế của các cây trồng khác như sầu riêng, cà phê và cọ dầu tăng đáng kể. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm năng suất và gia tăng chi phí duy trì sản xuất cây hồ tiêu.
Còn về thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam, bà Hoàng Thị Liên đánh giá, Trung Quốc là thị trường có sự biến động lớn trong nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam. Bởi Trung Quốc đã chuyển trọng tâm sang nhập khẩu hồ tiêu Indonesia tăng đến 76,8%, còn với hồ tiêu Việt Nam, Trung Quốc đã giảm 82% lượng nhập khẩu.
Mặc dù có sự dịch chuyển thị trường nhập khẩu, nhưng thị trường này vẫn cần rất lớn lượng hồ tiêu để cung ứng cho người tiêu dùng. Trong khi đó, tồn kho hồ tiêu tại thị trường Trung Quốc còn rất thấp. Chính vì vậy, khi kết hợp 2 yếu tố, Trung Quốc vẫn còn cần đến nguồn hồ tiêu của Việt Nam trong vụ thu hoạch năm 2025.
Bên cạnh nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc, nhu cầu sử dụng hồ tiêu trong ngành thực phẩm và chế biến gia vị tại Mỹ và châu Âu vẫn là động lực chính cho hồ tiêu Việt Nam trong năm 2025. Điều này tạo thêm triển vọng cho hồ tiêu Việt Nam lưu thông trên thị trường thế giới khi nhu cầu cao mà nguồn cung đang dần bó hẹp.
Đánh giá về triển vọng thị trường hồ tiêu trong năm 2025, ông Hồ Trí Nhuận, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gohan cho rằng, năm 2025 xuất khẩu hồ tiêu có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều yếu tố khó lường. Cụ thể, nhu cầu của thị trường ổn định, sản lượng một số nơi giảm sẽ giúp giá tiêu tiếp tục giữ ở mức cao.
Tuy nhiên, tùy vào nhịp độ mua hàng của các thị trường quan trọng như Mỹ, Trung Quốc mà biên độ tăng giá có thể tăng mạnh hoặc chỉ khoảng 10% - 15% so với hiện nay. Nhất là Trung Quốc sẽ tăng mua ngay khi Việt Nam vào vụ thu hoạch chính vào tháng 3 – 4/2025, trong khi Mỹ có thể mua chậm hơn do trữ lượng tồn kho từ năm 2024 nhiều.
Hồ tiêu Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ sản xuất hồ tiêu khác. Vì vậy, các doanh nghiệp cần theo sát diễn biến thị trường và động thái mua hàng từ các đối tác để có kế hoạch thu mua, dự trữ, chuẩn bị dòng tiền phù hợp, vừa tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Về phía người sản xuất, hợp tác xã, ông Nguyễn Tấn Công, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nam Yang (Gia Lai) cho biết, hiện nay, sau khi trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, thay vì chọn trồng thuần thì người dân bây giờ chú trọng các mô hình trồng hồ tiêu xen canh, đa canh với cà phê và các loại cây ăn quả. Phát triển hồ tiêu theo hướng trồng xen canh, đa canh sẽ mang tính bền vững, qua đó giúp nông dân giảm chi phí đầu tư và hạn chế rủi ro về dịch bệnh, hướng đến nền nông nghiệp an toàn.
Khi đó, người dân sẽ không sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trên cây trồng, thay vào đó là các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ để mang lại sự lâu bền cho vườn cây, giúp sản phẩm hồ tiêu nâng chất lượng thi ra thị trường thế giới.
Năm 2024 là một năm hoàn hảo để ngành hàng hồ tiêu Việt Nam nhìn lại cả quá trình thăng trầm, vật lộn với khó khăn để vươn lên trở lại là ngành hàng xuất khẩu tỷ USD của nông sản Việt Nam.
Nhìn lại quá trình này, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh chia sẻ, trong hành trình 30 năm xuất khẩu, giá tiêu tại Việt Nam đã có đợt tăng mạnh từ năm 2010 đến đỉnh điểm là năm 2015. Lúc đó, hạt tiêu trở thành ngành tỷ USD và giá 1 tấn hạt tiêu tương đương với 6,5 lượng vàng, hay tương đương 10.700 USD.
Đây cũng chính là lý do để ví hồ tiêu là "vàng đen" lúc bấy giờ. Với lực đẩy tăng giá này, người trồng tiêu bắt đầu đầu cơ, giai đoạn 2015 rất nhiều nông hộ lúc đó còn trữ 3 tấn, 5 tấn tiêu trong nhà, họ kỳ vọng giá tăng lên 250 triệu đồng/tấn mới bán. Nhưng quá trình phát triển của vạn vật theo thế cực thịnh sẽ suy, nên ngay sau đó, giá tiêu đã quay đầu giảm không ngừng.
Đến năm 2019, giá tiêu chỉ còn 36 triệu đồng/tấn, "bốc hơi" 85% trong 3,5 năm. Sự sụt giảm giá tiêu khiến đa số người trồng tiêu điêu đứng, bỏ bê, chuyển đổi cây trồng, đã tạo nên cục diện cầu vượt cung từ năm 2023 cho đến nay, do đó hồ tiêu lại thiếu nguồn cung. Tính đến cuối năm 2023, sản lượng tiêu cả nước đạt khoảng 170.000 tấn và năm 2024 giảm còn khoảng 160.000 tấn, tức là giảm gần một nửa so với thời đỉnh cao 300.000 tấn năm 2015. Sản lượng ít ỏi đã giúp giá tiêu bật dậy, tăng trị giá xuất khẩu trong năm 2024.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2024 gần 1,4 tỷ USD, tăng hơn 45% so với 2023; trong đó, tiêu đen đạt hơn 1,1 tỷ USD, tiêu trắng đạt hơn 200 triệu USD, vượt ngoài sự mong đợi của các doanh nghiệp chế biến hồ tiêu Việt Nam, góp phần đưa hồ tiêu trở lại danh sách sản phẩm nông sản xuất khẩu tỷ đô. Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, đứng đầu là Olam, tiếp theo là Phúc Sinh, Nedspice Việt Nam, Haprosimex JSC và Trân Châu.
Theo Hiệp hội hồ tiêu và Gia vị Việt Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2024, đạt 72.311 tấn, chiếm 28,9% và tăng 33,2% so với năm 2023, đây cũng là lượng xuất khẩu kỷ lục cao nhất từ trước tới nay, tăng 21% so với năm kỷ lục trước đó là 2021 đạt 59.778 tấn. Tiếp theo là Trung Đông, Đức, Hà Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 36.700 tấn hồ tiêu các loại; trong đó, tiêu đen đạt 31.700 tấn, tiêu trắng đạt 4.900 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 176,2 triệu USD, so với năm 2023 lượng nhập khẩu tăng 38%, kim ngạch tăng 99,5%.
Indonesia, Brazil và Campuchia là 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam đạt 17.194 tấn, 9.558 tấn và 6.798 tấn; trong đó, nhập khẩu từ Indonesia và Campuchia tăng 431,2% và 80,7%, trong khi đó nhập khẩu từ Brazil giảm 42,4%.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá
19:39' - 16/01/2025
Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33' - 25/11/2024
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế tổng hợp
Đột phá trong lĩnh vực canh tác hồ tiêu hữu cơ
11:23' - 22/09/2024
Ngành nông nghiệp Bình Phước đã và đang ghi nhận bước đột phá trong lĩnh vực canh tác hồ tiêu hữu cơ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41' - 07/07/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13' - 07/07/2025
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29' - 07/07/2025
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16' - 07/07/2025
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.