Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước đi cụ thể, với nền tảng là các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội.
* Hình thành trung tâm nghiên cứu tầm thế giới Sáng 27/6 vừa qua, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được Quốc hội thông qua, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; phát triển kết nối hạ tầng giữa viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp. Luật cũng quy định đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học thành các trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; từng bước hình thành các trung tâm nghiên cứu trình độ cao gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao.Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được, Thành phố đang định hướng phát triển mạnh hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp công nghệ; hình thành các trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt chuẩn quốc tế, kết nối chặt chẽ với hệ thống hỗ trợ tài chính, dịch vụ, thị trường và hạ tầng. Thành phố thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế, thu hút chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ lớn đến đầu tư tại Thành phố.
Cùng với đào tạo nhân lực chất lượng cao, việc đầu tư cho hạ tầng khoa học công nghệ phải đặc biệt chú trọng, qua đó, đáp ứng nhu cầu của nhà khoa học trong nghiên cứu. Cuối tháng 6 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố tổ chức công lập đầu tiên tham gia Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển Trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế (CoE). Đó là Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR) thuộc Đại học Quốc gia Thành phố. Các hướng nghiên cứu INOMAR đang triển khai là thiết kế và chế tạo các vật liệu khung hữu cơ - kim loại, xốp chức năng, bán dẫn, cảm biến sinh học, nano dẫn truyền thuốc trúng đích, lưu trữ năng lượng, mô phỏng vật liệu AI... Theo Giáo sư Phan Bách Thắng, Giám đốc INOMAR, các chủ đề nghiên cứu của INOMAR phù hợp trực tiếp với các công nghệ và sản phẩm chiến lược quốc gia được xác định tại Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ hội để INOMAR nâng cấp toàn diện năng lực nghiên cứu, mở rộng hợp tác quốc tế, thương mại hóa kết quả và đào tạo thế hệ nghiên cứu trẻ chất lượng cao. “Chúng tôi đã xây dựng INOMAR là một trung tâm nghiên cứu “mở” sẵn sàng chia sẻ nguồn lực với trong và ngoài hệ thống thông qua mô hình nhân sự kiêm nhiệm, phòng thí nghiệm liên kết… lấy chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo và tiến độ triển khai, hoàn thành công việc là thước đo của sự hợp tác”, Giáo sư Phan Bách Thắng chia sẻ. Đề án CoE được UBND Thành phố ban hành cuối năm 2023 như một hành lang thể chế mới, tạo đột phá trong cơ chế tài chính, nhân lực và quản trị nghiên cứu. Tổ chức tham gia sẽ được tiếp cận gói chính sách ưu đãi chưa từng có tiền lệ - từ thu nhập lên đến 120 triệu đồng/tháng cho lãnh đạo, đến hỗ trợ toàn diện về đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và chương trình nghiên cứu trung - dài hạn. Đây là bước khởi đầu cho mục tiêu đến năm 2045, Thành phố hình thành 5 trung tâm nghiên cứu tầm cỡ khu vực và thế giới. Thời gian tới, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng phòng thí nghiệm mở và phát triển hạ tầng số. Theo bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, việc phát triển các trung tâm CoE được xác định là một công cụ chiến lược nhằm nâng cao năng lực nội sinh, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế tri thức và khả năng hội nhập toàn cầu. Mô hình CoE sẽ là điểm tựa cho các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, đồng thời đóng vai trò dẫn dắt hệ sinh thái trí thức của địa phương.*Cơ chế vượt trội
Khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố những năm qua cho thấy, những rào cản, tồn tại cần tháo gỡ là sự thiếu hụt cán bộ khoa học đầu ngành dẫn dắt, số lượng công bố quốc tế còn khiêm tốn, nguồn lực đầu tư hạn chế, đặc biệt là thiếu các chính sách đủ mạnh để hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh. Thực tế, nhân lực chất lượng cao trong các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược hiện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển về số lượng và chất lượng.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính sẽ sớm rà soát, kiểm tra gói thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
18:49' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Đồng Nai yêu cầu rà soát, kiểm tra lại thông tin liên quan đến gói thầu xây lắp cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
-
Tài chính
Cập nhật chi tiết 29 chi cục thuế cơ sở thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh
16:29' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập
18:22' - 01/07/2025
HĐND Tp. Hồ Chí Minh (mới), khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ nhất, thảo luận và thông qua một số nội dung liên quan đến xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền trong giai đoạn mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12' - 22/07/2025
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58' - 22/07/2025
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34' - 22/07/2025
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10' - 22/07/2025
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09' - 22/07/2025
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57' - 22/07/2025
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02' - 22/07/2025
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56' - 22/07/2025
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34' - 22/07/2025
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.