Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Singapore: Phát triển AI làm trụ cột hợp tác khoa học công nghệ
Trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Singapore, các chuyên gia, học giả tại địa bàn sôi nổi “hiến kế” để thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia giữa hai nước, đưa KHCN trở thành động lực phát triển mới để mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Singapore, Đại sứ Việt Nam tại Singapore, ông Trần Phước Anh cho rằng: “Chuyến thăm chính thức sắp tới của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Singapore”. Hai nước cũng sẽ tập trung vào các lĩnh vực mang ý nghĩa chiến lược như chuyển đổi số, năng lượng sạch, hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính...
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Đại sứ Trần Phước Anh cũng chia sẻ thêm về các lĩnh vực cụ thể, tiềm năng trong hợp tác song phương như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, về trung tâm tài chính.
Đại sứ Trần Phước Anh nhấn mạnh: “Đó là những lĩnh vực mà Việt Nam đang rất cần”, cũng như có thể học tập kinh nghiệm và thúc đẩy đầu tư của Singapore.
Về phần mình, phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS–Yusof Ishak) tổ chức, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng việc nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới sẽ có thêm ý nghĩa với quan hệ song phương, đánh dấu một năm đặc biệt với Việt Nam và Singapore.
Việt Nam và Singapore đã tiến nhanh và tiến xa trong quan hệ hợp tác, tuy nhiên còn nhiều dư địa để hai nước khai phá các cơ hội mới, khai thác sâu sắc hơn các lĩnh vực sẵn có sau khi nâng cấp quan hệ ngoại giao song phương lên mức cao nhất.Hai bên có nhiều cơ hội hợp tác đa dạng các lĩnh vực khi nâng cấp quan hệ. Ông Jaya Ratnam kêu gọi để việc nâng cấp quan hệ thêm thực chất, mở ra định hướng cho thập kỷ tiếp theo, hai nước cần mở rộng quan hệ đối tác sang các lĩnh vực mới, tập trung vào năng lượng tái tạo, bền vững, cơ sở hạ tầng, thực phẩm, nền kinh tế số và đổi mới, kết nối. Theo Quan hệ Đối tác Xanh - Số, được khởi xướng vào năm 2023, hai nước đã dành 2 năm qua để thực thi nhiều sáng kiến cụ thể.
Phó Giáo sư Phạm Quang Cường, chuyên gia tại Singapore, cho rằng Việt Nam muốn phát triển bền vững thì cần sở hữu lĩnh vực sản xuất mạnh mẽ, ứng dụng sâu các công nghệ cao vào sản xuất, trong đó hướng sự chú ý vào phát triển và ứng dụng AI trong công nghiệp sản xuất. Ông nhấn mạnh: “Yếu tố quan trọng để giúp đất nước dân giàu nước mạnh là phải tập trung vào mảng sản xuất. Trong đó, để phát triển bền vững, Việt Nam phải sở hữu được các công nghệ sản xuất. Việt Nam phải có nỗ lực từ trong nước và đứng ra phát triển được và sở hữu được các công nghệ trong quá trình sản xuất”.Ông Phạm Quang Cường, đồng thời cũng là nhà sáng lập Công ty Eureka Robotics tại Singapore, chia sẻ thêm mục đích các dự án của ông là phát triển được các công nghệ lõi về mảng Robotics và AI ứng dụng trong sản xuất làm cho Việt Nam có thể đứng đầu được và sở hữu các công nghệ trong sản xuất.
Việt Nam có những bước đi nhanh để đón đầu trong mảng số hóa. Điều quan trọng để phát triển bền vững là phải có nhiều ứng dụng sâu vào công nghiệp sản xuất. Trong khi đó, ứng dụng của AI và tự động hóa ở trong công nghiệp sản xuất sẽ không nhanh và khó có thể đi tắt.Ông Phạm Quang Cường nhấn mạnh: “Ứng dụng AI và tự động hóa ở trong quá trình sản xuất cần mất nhiều thời gian, phải đi lên từng bậc để tiến lên công nghệ tiên tiến. Đấy là khó khăn và cần nhiều kiên trì để có thể phát triển bài bản”.
Để đóng góp vào thực hiện chủ trương trong nước nhằm bắt kịp và vượt trên xu hướng chung của thế giới, Phó Giáo sư Phạm Quang Cường nhìn nhận Việt Nam có nhiều lợi thế rất tốt, đặc biệt là về các thế hệ trẻ tài năng và có nhiều động lực, kỹ sư phát triển phần mềm AI có trình độ rất cao trong khi chi phí nhân công không đắt đỏ như các nước khác…
Từ quá trình phát triển ý tưởng và vận hành Eureka Robotics tại Singapore, ông Quang Cường cho rằng: “Không nhất thiết phải cần quá nhiều đầu tư cho một công ty khởi nghiệp, mà có thể sử dụng nhân lực chất lượng để phát triển sản phẩm đột phá. Đây là điểm mạnh để Việt Nam vươn lên và cạnh tranh với các công ty trên thế giới, ngay cả không có nhiều nguồn vốn”.
Việt Nam cũng có thể triển khai một số chính sách hỗ trợ, đáng kể như xây dựng các công ty khởi nghiệp có nhiều tham vọng xây dựng được các công nghệ lõi ứng dụng trong ngành sản xuất để có điểm đến cho nguồn nhân lực trẻ, tài năng về phát triển phần mềm, phát triển công nghệ AI.
Tăng cường đầu tư vào các công ty truyền thống hoặc các công ty khởi nghiệp để tạo đột phá. Vì đào tạo nhân lực chất lượng cao chỉ là điểm đầu và cần có công ty đầu ngành, tiến nhanh để có thể sử dụng nguồn nhân lực này. Chính phủ cũng có thể nghiên cứu thêm các quỹ đầu tư để mở ra các đầu tư lớn hơn giúp kích thích phát triển nhanh hơn nữa để cạnh tranh với các công ty hàng đầu thế giới.
Ông Quang Cường nói thêm: “Hiện Singapore cũng có một số chương trình để kích hoạt đầu tư cho các công ty khởi nghiệp công nghệ như vậy”. Việt Nam đang tiến hành “cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”, có thể coi là mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đặt lợi ích người dân vào trung tâm của cuộc “cách mạng này”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải cải cách hành chính “thực chất”, phục vụ nhân dân, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân.Cũng như nhiều quốc gia đang tiến nhanh trong xây dựng thành phố thông minh, Singapore hiện đang đẩy mạnh ứng dụng AI trong hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục. Một số ứng dụng có thể tích hợp tới 40 thủ tục hành chính có hỗ trợ AI để người dân dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng tiếp cận. Singapore cũng xây dựng các phần mềm, ứng dụng AI làm “trợ lý ảo” cho các nhân viên hành chính công để thúc đẩy hiệu quả làm việc, giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính…
Việt Nam cũng xác định rõ còn nhiều tồn tại, “điểm nghẽn” về thủ tục hành chính đã và đang gây cản trở, làm lỡ cơ hội phát triển, từ đó đặt ra nhu cầu cấp bách phải cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm bộ máy…
Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đánh giá: “Việt Nam rất chú trọng vào vấn đề khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… AI tạo ra những mô thức mới trong quản trị, nhất là biện pháp và cải thiện tốc độ”. Theo Giáo sư Minh Khương, cần nhìn nhận AI là một bước có tính cách mạng trong quản lý, quản trị, giúp thay đổi nhiều quy trình, quy chế theo kiểu cũ, chuyển đổi theo hướng “giảm quản lý, tăng quản trị”.
Việt Nam và Singapore nếu hợp tác hiệu quả có thể tạo ra sức mạnh và những giá trị lớn. Đúc rút kinh nghiệm từ mô hình của Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương nhấn mạnh: “Có thể giải quyết bài toán cho toàn bộ các cơ quan hành chính chính phủ, có bước tiến thần tốc, hoàn thiện căn bản bộ máy chính phủ theo nền tảng số…”.
Giáo sư cũng nêu một số giải pháp như thành lập các nhóm đặc trách về quan hệ Việt Nam - Singapore, giúp chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công, hợp tác về xây dựng trung tâm dữ liệu; kêu gọi việc nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm của Singapore, chủ động hơn để tìm kiếm đối tác hợp tác trong vấn đề này.
Với những quyết tâm chính trị và các chính sách KHCN vừa được thông qua, cùng những xung lực mạnh mẽ từ Tổng Bí thư và các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Khương bày tỏ lạc quan rằng “Việt Nam có thể tiến nhanh và rất xa trong tương lai” trên con đường đi đến thành công, phồn vinh của dân tộc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm quan hệ Việt Nam-Singapore: Tầm nhìn chiến lược
09:07' - 11/03/2025
Theo Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam - Singapore sẽ trở thành những đối tác thực sự hiệu quả trong kỷ nguyên mới
10:19' - 10/03/2025
Singapore và Việt Nam có mối quan hệ vô cùng tốt đẹp và sẽ còn phát triển hơn nữa. Tất cả đều dựa trên những nền tảng vững chắc mà hai bên đã gây dựng trong suốt chặng đường vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.