Năng lượng dẫn đà tăng của thị trường hàng hóa
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước thời điểm Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới bước vào đàm phán thuế quan, thị trường hàng hóa diễn biến tương đối tích cực. Tuần giao dịch vừa qua, lực mua áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index tăng hơn 1% lên mức 2.193 điểm…
Nhóm năng lượng dẫn dắt đà tăng của toàn thị trường khi giá của toàn bộ 5 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Riêng hai mặt hàng dầu thô cắt đứt đà suy giảm của hai tuần trước. Tâm lý các nhà đầu tư dần ổn định trong bối cảnh sự chú ý đổ dồn vào kết quả cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, giá dầu Brent đã tăng 4,27%, leo lên mốc 63,91 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI dừng ở mốc 61,02 USD/thùng, bật tăng tới 4,68%.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, sự lo lắng về nguồn cung dư thừa của các nhà đầu tư ngày càng củng cố khi OPEC+ xác nhận sẽ tăng mạnh sản lượng trong tháng 6. Sau cuộc họp trực tuyến kéo dài một giờ đồng hồ giữa 8 quốc gia thành viên vào ngày thứ Bảy (3/5), mức tăng sản lượng được nhóm OPEC+ xác nhận trong tháng 6 là 411.000 thùng/ngày, tương tự như mức tăng trong tháng 5. Động thái này đã kéo giá dầu giảm sâu trong phiên đầu tuần do lo ngại tình trạng dư cung tái diễn giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu chưa thực sự khởi sắc.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường đảo chiều tích cực vào cuối tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer công bố thỏa thuận thương mại song phương lịch sử, giữ nguyên thuế suất 10% với hàng nhập từ Anh nhưng gỡ bỏ nhiều rào cản cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản, ô tô, thép và nhôm, thâm nhập thị trường Anh.
Thỏa thuận này đã tiếp thêm kỳ vọng cho nhà đầu tư vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ ngày 10/5. Kết thúc ngày đàm phán đầu tiên, Tổng thống Trump mô tả cuộc gặp diễn ra "rất tốt đẹp" và "mang tính xây dựng". Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent hôm 11/5 cho biết hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được "tiến triển đáng kể" trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày. Những tín hiệu này đã tạo đà tăng giá mạnh cho dầu trong hai phiên cuối tuần.
Bên cạnh đó, thị trường vẫn ghi nhận những lo ngại nhất định về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ. Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, dù dự trữ dầu thô giảm 2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 2/5, lượng dầu đầu vào tại các nhà máy lọc dầu lại giảm 7.000 thùng/ngày, trong khi tồn kho xăng tăng thêm 188.000 thùng – diễn biến trái ngược với thông lệ cao điểm mùa hè, khi nhu cầu xăng dầu thường tăng mạnh.
Thông thường, thời điểm này sẽ ghi nhận mức nhu cầu xăng dầu gia tăng mạnh do nhu cầu đi lại của người dân Mỹ. Những số liệu mới nhất từ EIA đang làm dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ xăng dầu bán lẻ trong thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh các chỉ báo kinh tế quan trọng của Mỹ, nổi bật là tăng trưởng GDP quý I vừa qua, tiếp tục phát đi tín hiệu kém tích cực. Đây cũng là yếu tố kìm hãm đà phục hồi của giá dầu trong tuần.
Theo ghi nhận của MXV, thị trường đậu tương khép lại tuần giao dịch vừa qua với mức giảm nhẹ 0,59% xuống 386 USD/tấn, phản ánh sự giằng co giữa các yếu tố cơ bản trái chiều và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước loạt sự kiện quan trọng sắp diễn ra. Đà giảm của giá chủ yếu được dẫn dắt bởi kỳ vọng về mùa vụ Mỹ thuận lợi và triển vọng nguồn cung toàn cầu dồi dào. Mặc dù vậy, một số yếu tố hỗ trợ từ xuất khẩu và kỳ vọng thương mại đã giúp hạn chế đà giảm của giá.Các mô hình dự báo cho thấy khu vực Midwest sẽ bước vào giai đoạn khô ráo, ấm áp – điều kiện lý tưởng để thúc đẩy tiến độ gieo trồng đậu tương và ngô. Theo số liệu mới nhất từ USDA, tiến độ gieo trồng đậu tương tại Mỹ đã đạt 30% diện tích dự kiến, vượt trung bình 5 năm, làm gia tăng kỳ vọng về một vụ mùa bội thu.Bên cạnh đó, triển vọng nguồn cung từ Nam Mỹ cũng góp phần gia tăng áp lực. Nông dân Brazil được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng trong niên vụ 2025-2026, sau vụ mùa kỷ lục 172 triệu tấn vừa kết thúc. Dù hoạt động thu hoạch tại Argentina vẫn chậm hơn so với trung bình do mưa và độ ẩm cao, Sở giao dịch ngũ cốc Buenos Aires vẫn nâng dự báo sản lượng của nước này do năng suất tốt hơn dự kiến. Các yếu tố này làm gia tăng kỳ vọng rằng nguồn cung toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao trong năm nay.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu đậu tương Mỹ duy trì ổn định đã giúp thị trường giữ được trạng thái cân bằng tương đối. Với doanh số đạt gần 380.000 tấn trong tuần kết thúc ngày 1/5, tương đương 96% kế hoạch năm của USDA. Ngoài ra, việc bán 345.000 tấn đậu tương vụ mới cho Pakistan trong hai ngày liên tiếp là tín hiệu tích cực, phần nào bù đắp cho sự chậm lại trong nhập khẩu từ Trung Quốc.
Về chính sách, kỳ vọng xung quanh cuộc gặp Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ và báo cáo WASDE tháng 5 đã tạo tâm lý chờ đợi trên thị trường. Mặc dù, trước đó, những phát biểu trái chiều từ Tổng thống Trump và phản ứng cứng rắn từ Trung Quốc tạo ra nhiều biến động, giới đầu tư vẫn kỳ vọng các sự kiện này sẽ cung cấp định hướng rõ ràng hơn cho xu hướng giá trong tuần tiếp theo..
- Từ khóa :
- dầu thô
- năng lượng
- nông sản
- xuất khẩu
- thị trường
Tin liên quan
-
Hàng hoá
MXV: Giá dầu thô tăng mạnh bất ngờ
10:43' - 09/05/2025
Toàn thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tăng giá nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường năng lượng: giá dầu bật tăng hơn 3%, nông sản, giá đậu tương cũng có nhiều yếu tố tích cực.
-
Hàng hoá
MXV: Kim loại tăng giá trước lo ngại thiếu nguồn cung
11:16' - 07/05/2025
Thị trường kim loại trải qua phiên giao dịch ngày 6/5 với những diễn biến tích cực, 8 trên 10 mặt hàng tăng giá, chủ yếu nhờ nhu cầu trú ẩn gia tăng và lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường nông sản đỏ lửa, giá dầu chạm đáy 4 năm
11:08' - 06/05/2025
7 mặt hàng nông sản đồng loạt giảm trong phiên giao dịch ngày 5/5; trong đó, giá ngô giảm hơn 3% còn 178 USD/tấn. Giá đóng cửa sát đáy phiên cho thấy tâm lý tiêu cực vẫn bao trùm thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ giằng co giữa lệnh trừng phạt và rủi ro thuế quan
15:02' - 21/07/2025
Chiều 21/7, giá vàng tại thị trường châu Á giảm nhẹ, trong bối cảnh các nhà giao dịch đánh giá tác động của lệnh trừng phạt mới từ châu Âu đối với nguồn cung dầu của Nga.
-
Hàng hoá
Tăng nguồn cung xơ PSF trong nước để nâng cao giá trị hàng dệt may Việt Nam
11:07' - 21/07/2025
Nguồn xơ PSF của VNPoly sẽ là nguồn cung cấp xơ PSF cho các doanh nghiệp sản xuất sợi cao hơn như Phú Bài, Hòa Thọ, Phú Hưng… để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như EU, Hàn Quốc.
-
Hàng hoá
Dầu thô rớt giá, cà phê tăng vọt
10:14' - 21/07/2025
Hai mặt hàng cà phê tiếp tục gây chú ý cho các nhà đầu tư khi bất ngờ tăng vọt khi vị thế mua ròng từ các quỹ đầu cơ gia tăng trước ngày mức thuế suất 50% áp cho hàng hóa Brazil có hiệu lực.
-
Hàng hoá
Các nhân tố chính tác động tới giá dầu sáng 21/7
09:06' - 21/07/2025
Phiên sáng 21/7, giá dầu thô Brent tăng 5 xu, lên 69,33 USD/thùng, sau khi chốt phiên cuối tuần trước tăng 0,35%, giá dầu WTI ở mức 67,36 USD/thùng, tăng 2 xu, sau khi tăng 0,3% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Các nhân tố chính tác động tới giá dầu sáng 21/7
09:02' - 21/07/2025
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trước sức ép dư cung từ OPEC+, lệnh trừng phạt EU với Nga và thuế quan Mỹ - EU, đẩy thị trường năng lượng vào thế giằng co nhiều rủi ro.
-
Hàng hoá
Thiên tai đẩy giá thực phẩm tăng vọt trên toàn cầu
08:31' - 21/07/2025
Bão lũ, hạn hán, thời tiết cực đoan đang đẩy giá thực phẩm tăng vọt trong ngắn hạn trên phạm vi toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhu cầu yếu khiến giá gạo xuất khẩu giảm
11:27' - 20/07/2025
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết không có sự biến động. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục trầm lắng, nhu cầu vẫn yếu khiến giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới hạ nhiệt trước các thông tin kinh tế trái chiều
14:27' - 19/07/2025
Tính chung cả tuần này, giá dầu Brent biển Bắc và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều ghi nhận mức giảm khoảng 2%.
-
Hàng hoá
Ngành xuất khẩu trái cây Brazil lo ngại tác động của thuế quan Mỹ
09:01' - 19/07/2025
Theo các nhà sản xuất Brazil, nếu mức thuế bổ sung được Mỹ áp dụng sẽ đe dọa chuỗi sản xuất xoài sử dụng tới 250.000 lao động trực tiếp và gần 1 triệu việc làm gián tiếp tại nhiều bang.