Mở đường cho sản phẩm Việt xuất khẩu sang Australia
Cụ thể, mặc dù Australia chưa cho phép nhập khẩu nhưng Thương vụ đã phối hợp với nhà nhập khẩu M-import cùng siêu thị đưa khoảng 15.000 sản phẩm gà ác chế biến để người tiêu dùng tại bang Tây Australia và Queensland dùng thử tại siêu thị.
Tương tự, sản phẩm cua Cà Mau, Thương vụ cũng khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam chú trọng chất lượng, chế biến và đóng gói theo quy định của Australia để xây dựng thương hiệu, từng bước thâm nhập vào thị trường này.
Ông Nguyễn Phú Hòa- Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia chia sẻ, Cua Mud tại Australia (gần giống của Cà Mau) có giá rất cao và chất lượng không đặc trưng, nhiều gạch như cua Cà Mau, do vậy nếu có thể chế biến, đóng gói theo quy định của nước này. Đây sẽ là một mặt hàng có nhiều tiềm năng khuyến nghị, những tháng gần đây, giá cả nông, thủy sản tại Australia đang có giá tốt nên doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu ngay trong các tháng đầu năm 2025.
Australia hiện tại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu Đại Dương và là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đến châu Đại Dương với tỷ trọng lên tới 88%. Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong tháng 1/2025 tổng kim ngạch song phương đạt hơn 1,5 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia là điểm sáng khi ghi nhận mức tăng đến 13,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là một trong số ít các thị trường xuất khẩu lớn có mức tăng trên 10% trong bối cảnh xuất khẩu của cả nước chứng kiến mức giảm 4,3%.
Theo ông Nguyễn Phú Hòa, trong số các ngành hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, nông, lâm, thủy sản và rau quả là ngành hàng còn nhiều dư địa. Người tiêu dùng Australia ưa chuộng hàng hóa của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, nông, thủy sản, thực phẩm Việt Nam đã phủ sóng rộng rãi tại Australia và có mặt tới tận các vùng xa như vùng lãnh thổ Bắc Australia.
“Năm 2024, xuất khẩu nông sản, rau quả sang Australia đạt hơn 111 triệu USD, tăng trưởng đến hơn 25% so với cùng kỳ; xuất khẩu thủy sản đạt hơn 343 triệu USD, tăng hơn 9%, cà phê tăng 48,3%, gạo tăng hơn 17%, bánh kẹo tăng hơn 23%, cao su tăng hơn 17%... Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng. Kết quả này cho thấy, hàng nông, thủy sản, rau quả của Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để đẩy mạnh xuất khẩu sang Australia trong năm 2025”, ông Nguyễn Phú Hòa nhận định.
Chia sẻ về những động lực thúc đẩy thương mại hai nước Việt Nam - Australia những năm qua; trong đó, có thương mại ngành hàng nông, lâm, thủy sản, ông Nguyễn Phú Hòa cho biết, các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... cùng những khuôn khổ hợp tác đã và đang tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Australia.
Theo ông Nguyễn Ngọc Luận - Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu (Meet & More Coffee), các FTA đã hỗ trợ rất lớn cho hàng hóa của doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài. Thông qua CPTPP, sản phẩm cà phê hòa tan của Meet & More Coffee đã được hưởng thuế suất 0% khi xuất sang Australia. Đây là động lực để doanh nghiệp đầu tư công nghệ, tập trung hơn vào chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Thế nhưng, để hàng hóa Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại Australia, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, ngành hàng là một trong những nhiệm vụ mà Meet & More Coffee chú trọng triển khai.
“Ngay từ năm 2020, khi xuất khẩu sang Australia, Meet & More Coffee đã xác định đối tượng khách hàng tiềm năng chính là kiều bào - cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Australia. Họ vừa là khách hàng, vừa là kênh giới thiệu và quảng bá hàng hóa của Việt Nam đến bạn bè Australia”, ông Nguyễn Ngọc Luận thông tin.
Theo các chuyên gia, Australia là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam nhưng đây là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với nhiều yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt. Cùng đó là rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Hoa Kỳ và EU.
Ngoài ra, Australia cũng yêu cầu nhiều quy định về nhập khẩu như chính sách thuế và thuế suất; quy định về bao bì, nhãn mác; quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch; quyền sở hữu trí tuệ; thương hiệu; tập quán kinh doanh...Do đó, nếu muốn thâm nhập thị trường Australia, doanh nghiệp xuất khẩu cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm, thay vì giá thành. Ngoài ra, người tiêu dùng Australia còn chú trọng bao bì, mẫu mã và thương hiệu.
Nhằm giúp doanh nghiệp khai thác tối đa thị trường Australia, các chuyên gia cho rằng trong quá trình hợp tác, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu và có thông tin xác minh về đối tác tại Australia, làm việc với nhà nhập khẩu tại Australia ngay từ những khâu đầu tiên để đáp ứng đầy đủ và đúng theo điều kiện nhập khẩu, tiêu chuẩn của thị trường, giúp hàng hóa được đảm bảo tối đa về chất lượng và giá trị.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030
15:00' - 13/03/2025
Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gần tám lần lượng gạo xuất khẩu vào năm 2030 (từ mức của năm 2024), dù đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt gạo trong nước, một quan chức Bộ Nông nghiệp cho biết hôm 13/3.
-
Hàng hoá
Giá cà phê chịu áp lực xuất khẩu toàn cầu giảm
10:28' - 13/03/2025
Yếu tố cung - cầu có vai trò chính tác động lên diễn biến giá hàng hóa. Hiện nay, giá dầu thô Brent và WTI bật tăng trong bối cảnh tồn kho tại Mỹ giảm, nhu cầu xăng và dầu diesel tiêu thụ nhiều hơn.
-
Thị trường
Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030
21:05' - 12/03/2025
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch sẽ tăng xuất khẩu gạo gần 8 lần, lên 350.000 tấn với tổng trị giá 92,2 tỷ yen (khoảng 623 triệu USD) trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về sử dụng bảng kê thu mua nguyên liệu
21:11' - 27/07/2025
Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp C/O không bắt buộc có giấy xác nhận của địa phương.
-
DN cần biết
Động lực giữ chân dòng vốn FDI
17:06' - 27/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2025, Bắc Ninh thu hút FDI đứng thứ 2 toàn quốc sau thành phố Hà Nội.
-
DN cần biết
Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
15:17' - 26/07/2025
Từ ngày 24/7 - 31/8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh sẽ được điều chỉnh thử nghiệm thời gian thông quan bắt đầu từ 7 - 18 giờ 00 phút.
-
DN cần biết
TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc về thuế và hải quan cho doanh nghiệp
15:11' - 25/07/2025
Đại diện Thuế TP. Hồ Chí Minh, Hải Quan khu vực II đã giải đáp những quy định liên quan đến tờ khai hải quan, tài sản của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.