Mitsubishi Corp. lần đầu tiên nhập khẩu LNG từ Canada vào Nhật Bản
Mitsubishi là một bên tham gia vào dự án LNG Canada trị giá 14 tỷ USD tại British Columbia ở Bờ Tây Canada. Ngoài ra, dự án còn có sự tham gia của Shell, Petronas của Malaysia, PetroChina và Korea Gas.
Mitsubishi đang đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD vào dự án, nắm giữ 15% cổ phần. Khoản đầu tư này cho phép Mitsubishi được quyền hưởng 2,1 triệu tấn khí LNG trong tổng số 14 triệu tấn sẽ được sản xuất hàng năm.
Một nguồn tin cho biết, việc vận chuyển LNG đến Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7 và hoạt động thương mại đầy đủ dự kiến vào cuối năm 2025.
Nguồn LNG mới từ Canada xuất hiện trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn LNG của mình.
Đây là lần đầu tiên sau khoảng sáu năm một dự án LNG có nhà đầu tư Nhật Bản bắt đầu đi vào hoạt động. Các dự án trước đó bao gồm dự án Cameron tại Mỹ, với sự tham gia của Mitsubishi và công ty thương mại Mitsui & Co. với tư cách là các bên góp vốn. Các công ty năng lượng JERA và Osaka Gas cũng đã đầu tư vào dự án Freeport, cũng nằm tại Mỹ.
LNG Canada là một cơ cơ khí hóa lỏng ở vùng ven biển Kitimat, nơi tiếp nhận khí đốt tự nhiên qua đường ống dài 670 km từ các giếng trong đất liền. Từ đó, chỉ cần đi tàu đến Nhật Bản trong 10 ngày. Nhật Bản hiện có khả năng lưu trữ LNG đủ dùng trong hai tuần, do đó, việc nhập khẩu từ Canada giúp giảm đáng kể nguy cơ cạn kiệt.
Trong khi đó, vận chuyển LNG từ Bờ biển Vịnh Mỹ mất khoảng 30 ngày khi đi qua Kênh đào Panama, còn LNG Trung Đông đến Nhật Bản trong 16 ngày qua Kênh đào Suez.
Những năm gần đây, hạn hán và các mối nguy hiểm địa chính trị đã làm gián đoạn việc đi qua cả hai kênh đào, dẫn đến thời gian vận chuyển dài hơn và chi phí tăng lên. Tuyến đường vận chuyển LNG Canada không đi qua các điểm nghẽn quan trọng.
Lượng nhập khẩu LNG của Nhật Bản đạt đỉnh 89 triệu tấn trong năm tài chính 2014 sau khi các nhà máy điện hạt nhân của nước này đóng cửa do thảm họa sóng thần và động đất năm 2011. Sau đó, lượng nhập khẩu LNG đã giảm khi một số lò phản ứng hạt nhân hoạt động trở lại, nhưng trong năm tài chính 2024, lượng nhập khẩu tăng lần đầu tiên sau 8 năm lên 65,87 triệu tấn.
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ tiêu thụ điện khác đã thay đổi bối cảnh. Theo dự báo của Shell vào tháng 2, nhu cầu LNG toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên từ 630 triệu tấn đến 718 triệu tấn vào năm 2040. Các con số này đã nâng lên từ triển vọng của năm ngoái là 625 triệu tấn lên 685 triệu tấn.
Theo Chính phủ Nhật Bản, nếu không có tiến bộ nào về hydro và các giải pháp thay thế khác, nhu cầu LNG trong nước của Nhật Bản sẽ vào khoảng 74 triệu tấn trong năm tài chính 2040, tăng 12% so với năm tài chính 2024.
Năng lực sản xuất LNG hiện tại của Mitsubishi là 12,8 triệu tấn mỗi năm, bao gồm các dự án ở Mỹ và châu Á. Khi LNG Canada đi vào hoạt động, quy mô sản xuất của tập đoàn sẽ mở rộng lên 14,9 triệu tấn.
Nguồn: http://baotintuc.vn/the-gioi/mitsubishi-corp-lan-dau-tien-nhap-khau-lng-tu-canada-vao-nhat-ban-20250613083125852.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn EE hợp tác xây dựng tại Việt Nam trung tâm phân phối LNG cho toàn khu vực
13:24' - 29/05/2025
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế nhanh và bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đặt mục tiêu tự chủ về khí hóa lỏng
19:44' - 15/10/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển mạng lưới khí đốt để cắt giảm sự phụ thuộc vào khí LPG nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
BSR-hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
10:39'
Nhằm đảm bảo nguồn cung xăng E10 ra thị trường từ đầu năm 2026, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực phục hồi sản xuất nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gia vị gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu
20:58' - 16/07/2025
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Nhiều vướng mắc mặt bằng tại cụm dự án truyền tải Nhơn Trạch
20:25' - 16/07/2025
Các dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang gặp nhiều vướng mắc mặt bằng do có hộ dân cản trở, không cho thi công dựng cột và kéo dây.
-
Doanh nghiệp
Embraer cảnh báo tác động từ thuế quan Mỹ có thể ngang với đại dịch COVID-19
16:06' - 16/07/2025
Embraer dự báo thuế sẽ tạo ra chi phí bổ sung khoảng 9 triệu USD cho mỗi máy bay xuất khẩu sang Mỹ, với tổng tác động tiềm tàng lên tới khoảng 2 tỷ real (360 triệu USD) trong năm nay.
-
Doanh nghiệp
EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC
09:24' - 16/07/2025
EVN cảnh báo tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC, gây rủi ro cho hệ thống điện và thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng uy tín thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.