Malaysia: Tăng trưởng vốn đầu tư có thể không như kỳ vọng
Giáo sư, Tiến sỹ Wong Chin Yoong, Khoa Kinh doanh và Tài chính tại Đại học Tunku Abdul Rahman, dự báo đầu tư trong nước sẽ chậm lại trong năm nay. Trong khi đó, các công ty đa quốc gia có thể trì hoãn quyết định đầu tư của mình khi thị trường đang bất ổn do vấn đề thuế quan và các nguy cơ suy thoái kinh tế của Mỹ. Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Malaysia vào năm ngoái, với tổng giá trị được phê duyệt là 32,8 tỷ ringgit (7,74 tỷ USD).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư trong nước ở Malaysia. Ví dụ, nhiều dự án trong nước đã được thực hiện để đáp ứng nhu cầu về xây dựng trung tâm dữ liệu từ nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu, một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng đầu tư năm ngoái, có khả năng sẽ dừng lại vào năm 2025. Điều này là do bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều bất ổn, điển hình là việc tập đoàn Intel đã tạm dừng kế hoạch mở rộng sản xuất tại bang Penang.
Ông Vincent Lau, Giám đốc tại công ty môi giới chứng khoán trực tuyến Rakuten Trade, cho biết nếu tổng số tiền đầu tư được phê duyệt vào năm 2025 có thể bằng hoặc thậm chí đạt 90% so với mức 378,5 tỷ ringgit (89,37 tỷ USD) của năm ngoái, thì đây đã được coi là thành công đối với Malaysia. Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã có dấu hiệu dịu đi khi cả hai bên đều thể hiện thiện chí đàm phán và giảm thuế quan, triển vọng đầu tư tại Malaysia sẽ được cải thiện. Điểm sáng hỗ trợ tăng trưởng trong nước của Malaysia xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ thương mại nhằm tìm kiếm thị trường thay thế. Ví dụ, tập đoàn Apple Inc đang chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Tiến sỹ Yeah Kim Leng tại Đại học Sunway, cho biết mục tiêu tăng trưởng đầu tư được phê duyệt khiêm tốn hơn là 5% trong năm nay, so với mức tăng gần 15% trong năm 2024. Mục tiêu này có thể đạt được nếu chính sách thuế quan của Mỹ ổn định trong từ một đến hai tháng tới, qua đó giúp nền kinh tế Malaysia vượt qua giai đoạn bất ổn hiện tại. Trong năm 2025, Mỹ khó có thể giữ được vị trí là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Malaysia, do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, cũng như những nỗ lực đưa vốn đầu tư và đưa việc làm trở lại Mỹ. Mặc dù mục tiêu tăng trưởng đầu tư được phê duyệt 5% còn gặp nhiều thách thức, song Malaysia có thể đạt được nếu dòng vốn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, châu Âu, Trung Đông và Australia tăng lên. Theo Tiến sỹ Yeah, Malaysia có tiềm năng đa dạng hóa quan hệ hợp tác thông qua nhiều hiệp định thương mại khu vực, điển hình là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).- Từ khóa :
- malaysia
- tăng trưởng vốn đầu tư
Tin liên quan
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Malaysia cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần ở các địa điểm công cộng
07:30' - 19/04/2025
Lệnh cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần cũng sẽ được áp dụng tại một số cơ sở như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc, cửa hàng ăn nhanh và các cơ sở liên quan khác tại Malaysia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không vội ký các thỏa thuận thương mại trước ngày 1/8
21:51' - 21/07/2025
Mỹ sẽ không vội vàng ký kết các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8 - thời điểm các quốc gia liên quan có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn nếu chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thông tin mới nhất về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air tại Hàn Quốc
17:58' - 21/07/2025
Kết quả điều tra mới nhất về vụ tai nạn máy bay thảm khốc của hãng hàng không Jeju Air xảy ra tháng 12 năm ngoái cho thấy các phi công đã tắt nhầm động cơ khi gặp sự cố va chạm với chim.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản cam kết giải quyết các thách thức kinh tế lớn
16:06' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố ông sẽ giải quyết các thách thức kinh tế lớn như giá cả tăng cao và thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp vùng Normandie (Pháp) muốn mở rộng cơ hội hợp tác với Việt Nam
11:15' - 21/07/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng ở vùng Normandie, nhiều doanh nghiệp ở đây bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ để ngỏ việc duy trì mức thuế cơ bản 10%
08:31' - 21/07/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết nước này vẫn có ý định áp dụng thuế quan cơ bản 10% đối với nhiều quốc gia nhỏ hơn, bất chấp những gợi ý gần đây rằng mức thuế này có thể cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành xuất khẩu thịt bò Brazil sẽ thiệt hại nặng nề vì thuế quan Mỹ
07:59' - 21/07/2025
Việc Mỹ áp thuế 50% với các sản phẩm nhập khẩu từ Brazil bắt đầu từ ngày 1/8 tới đây có thể khiến những doanh nghiệp xuất khẩu thịt bò Brazil thiệt hại khoảng 1,3 tỷ USD do các hợp đồng bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ "nhẹ giọng" với Trung Quốc
07:58' - 21/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "nhẹ giọng" về Trung Quốc trong những tuần gần đây nhằm mục tiêu tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình và đạt thỏa thuận thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Bão Wipha “càn quét” Trung Quốc: Giao thông tê liệt, kinh tế thiệt hại nặng
22:00' - 20/07/2025
Ngày 20/7, bão Wipha đã càn quét các khu vực ven biển phía Nam Trung Quốc cùng hai Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Macau (Trung Quốc), gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Nhật Bản hút “khách Tây” nhờ trải nghiệm độc đáo
19:04' - 20/07/2025
Việc mở rộng các loại hình du lịch trải nghiệm và cung cấp dịch vụ lưu trú có giá trị gia tăng đang trở thành chiến lược trọng tâm nhằm kích thích tiêu dùng tại Nhật Bản.