Lợi ích kép trong sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm
Việc tận dụng nguồn phụ phẩm cực lớn trong nông nghiệp, thủy sản và bã thải của sản xuất phốt pho vàng để sản xuất phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp giảm phát thải ra môi trường cũng như bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam, Tổng giám đốc CTCP Công Nông nghiệp Tiến Nông cho biết, cách đây hơn 10 năm, Tiến Nông đã nhận thấy tiềm năng to lớn từ việc tận dụng các chất dinh dưỡng, khoáng chất như phốt pho, kali, canxi, magie, silic có trong các phế thải nông nghiệp, thuỷ sản và bã thải sản xuất phốt pho vàng của doanh nghiệp tại Việt Nam để sản xuất phân bón hữu cơ và phân vi sinh khoáng.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm sản xuất phân bón, Tiến Nông đã tập trung nghiên cứu biến rác thải nông nghiệp thành nguồn nguyên liệu có ích. Cụ thể, bằng công nghệ hữu cơ vi sinh, Tiến Nông đã chuyển nguồn "rác nông nghiệp" như lá cây, rơm rạ thành phân bón hữu cơ, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, cải tạo môi trường đất và nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vô cơ, cải tạo hiệu suất sử dụng phân bón.
Bên cạnh đó, với việc tận dụng nguồn bã thải trong sản xuất phốt pho vàng, Tiến Nông đã chiết xuất được nguồn silic quan trọng để đưa vào sản xuất phân vi sinh khoáng. "Trước khi Tiến Nông sử dụng bã thải trong sản xuất phốt pho vàng để sản xuất phân bón, gần như toàn bộ nguồn bã thải này được các doanh nghiệp Hàn Quốc bao trọn như một nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế phục vụ sản xuất của họ", ông Nguyễn Hồng Phong cho biết.
Với việc tận dụng hiệu quả các phụ phẩm này, Tiến Nông đã sản xuất được nhiều dòng sản phẩm phân bón chất lượng. Ông Phạm Văn Xô, một nông dân canh tác 2 ha lúa ở xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa cho biết, phân bón NPK tổng hợp của Tiến nông có chứa silic nên cây lúa khỏe hơn, ít sâu bệnh.
Vì vậy, nông dân ở xã Hà Long rất chuộng sử dụng phân NPK chứa silic của Tiến Nông vì chỉ cần phun thuốc sâu một lần duy nhất là lúa đã đảm bảo phát triển tốt, cho chất lượng gạo ngon và có giá bán cao hơn so với các vùng khác. Đặc biệt, nhờ giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa, sức khoẻ của người nông dân cũng như người tiêu dùng lúa gạo cũng theo đó được cải thiện, ông Xô chia sẻ.
Việc tận dụng phụ phẩm như Tiến Nông đang triển khai không chỉ giúp giảm phát thải ra môi trường, giúp tiết kiệm tài nguyên khai thác mà còn giúp nâng hiệu quả kinh tế cho cả một chu trình và các chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Hiện nay, đối với phân chứa silic, Tiến Nông đã giải quyết được 10% nguyên liệu thay thế.
Đối với phân hữu cơ và hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh, Tiến Nông đã thay thế được từ 20-25% nguyên liệu đầu vào và có thể nâng tỷ lệ này lên hơn 40-50% nếu sản phẩm phân đa hữu cơ vi sinh của Tiến Nông được công nhận và đưa ra thị trường vào năm 2025, ông Phong cho biết.
Theo Tiến sỹ Phùng Hà, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp Hội Phân bón Việt Nam, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai sau ngành năng lượng sinh ra từ các quá trình sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quản lý đất, trồng lúa nước. Vì vậy, việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp nói chung và ngành phân bón nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong chính sách của Chính phủ về phát triển phân bón hữu cơ, Việt Nam đặt mục tiêu nâng năng lực sản xuất từ mức 2 triệu tấn hiện nay lên 5 triệu tấn phân bón hữu cơ vào năm 2035. Trong khi đó, với sản xuất phân hữu cơ, việc tận dụng nguồn nguyên liệu như phân gia súc gia cầm, phụ phẩm của ngành thuỷ sản, phụ phẩm của ngành dược liệu như các bãi thải atiso và các ngành khác… là rất quan trọng. "Chỉ có tận dụng triệt để như vậy, Việt Nam mới có thể đạt mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn phân bón hữu cơ vào năm 2035", ông Phùng Hà nhấn mạnh.
Hiện đã có hẳn một nghị định riêng về nông nghiệp hữu cơ, chương trình phân hữu cơ. Về mặt chính sách, Việt Nam gần như có các quy định, hướng dẫn nhưng để thực thi thì cũng cần có thời gian. Thực tế là phân bón vô cơ hiện phải tuân thủ quy định về khảo nghiệm, còn phân hữu cơ, phân vi sinh đã tạm thời bỏ qua việc khảo nghiệm để thúc đẩy sản xuất, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phân bón hữu cơ cho nông nghiệp xanh, sạch. Hiệp hội Phân bón Việt Nam mong muốn sẽ có nhiều biện pháp nữa để triển khai nghị định nông nghiệp hữu cơ và chương trình phân bón hữu cơ, ông Phùng Hà cho biết.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng khối lượng phụ phẩm theo lý thuyết ở nước ta năm 2020 đạt trên 156,8 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%), 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%), 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (chiếm 10,6%).
Theo Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, để phát huy giá trị của các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, cần đổi mới hiệu lực, hiệu quả của hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư để khuyến khích và đủ hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia thông qua mặt bằng đất nông nghiệp sạch, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu trang thiết trị, công nghệ cao, công nghệ tiến tiến, công nghệ sinh học để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chế biến các phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi… từ đó nối dài chuỗi giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần ban hành thể chế, chính sách về khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, bao gồm tuần hoàn hở, gắn từng khâu khác nhau và tuần hoàn kín để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp, cần tăng cường nghiên cứu phát triển và nhập khẩu công nghệ các chủng vi sinh vật hữu ích có hiệu suất lên men cao để sản xuất các chế phẩm sinh học, ưu tiên cho công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp để xử lý hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.
- Từ khóa :
- nông nghiệp
- thủy sản
- bã thải
- công ty tiến nông
- phốt pho
- kali
- canxi
- magie
- silic
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
19:51' - 17/06/2024
Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
-
Chuyển động DN
Phân bón Cà Mau công bố định hướng phát triển
08:39' - 14/06/2024
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán: DCM) vừa công bố định hướng chiến lược Phát triển bền vững (PTBV).
-
Chứng khoán
Phân bón Cà Mau sẽ chia cổ tức tiền mặt sớm so với thông lệ
08:52' - 12/06/2024
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán DCM) sẽ chia cổ tức bằng với tỷ lệ 20% trong vòng 30 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
-
Hàng hoá
Phạt cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
17:05' - 07/06/2024
Tại thời điểm kiểm tra, Đội phát hiện Hộ kinh doanh N.Đ đang hoạt động buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Kiểm tra, đốc thúc chặng “nước rút” dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
20:34' - 22/07/2025
Việc lắp đặt thiết bị GIS, máy biến áp, hệ thống điện tự dùng… được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ chạy thử không tải tổ máy và phát điện chính thức vào ngày 19/8/2025.
-
Chuyển động DN
Điện lực miền Bắc vào vị trí ứng trực, bảo vệ hành lang lưới điện
21:14' - 21/07/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) yêu cầu các đơn vị thành viên khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
-
Chuyển động DN
EVNFinance công bố Báo cáo tài chính bán niên 2025
14:56' - 21/07/2025
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance – MCK: EVF) vừa công bố Báo cáo tài chính bán niên 2025 với những con số nổi bật, khẳng định vị thế và hiệu quả hoạt động vượt trội.
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không Alaska Airlines tạm dừng khai thác toàn bộ các chuyến bay
14:48' - 21/07/2025
Ngày 20/7, hãng hàng không Alaska Airlines của Mỹ đã yêu cầu tạm dừng tất cả chuyến bay, sau khi xảy ra “sự cố công nghệ thông tin” ảnh hưởng đến hệ thống của hãng.
-
Chuyển động DN
Vinachem: Kiên định mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong giai đoạn tới
19:20' - 19/07/2025
Vinachem đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025 đạt thêm 28.326 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, 28.146 tỷ đồng doanh thu và 997 tỷ đồng lợi nhuận.
-
Chuyển động DN
ABAC III: “Cầu nối – Doanh nghiệp – Vươn xa”
10:13' - 19/07/2025
ABAC III và Hội nghị xúc tiến đầu tư 2025 tại Hải Phòng đánh dấu bước ngoặt chiến lược, thu hút dòng vốn chất lượng cao, cũng như khẳng định năng lực tổ chức, tầm nhìn phát triển.
-
Chuyển động DN
WinMart liên tiếp ra mắt mô hình siêu thị mới tại Hà Nội và Đà Nẵng
15:09' - 18/07/2025
Với mục tiêu phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trải nghiệm bán lẻ hiện đại, tháng 7/2025, WinMart liên tiếp ra mắt hai siêu thị mô hình mới tại Hà Nội và Đà Nẵng theo định hướng đa trải nghiệm.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn bánh lớn nhất thế giới đầu tư 2 tỷ USD vào Mexico
09:49' - 18/07/2025
Tập đoàn sản xuất bánh lớn nhất thế giới Grupo Bimbo vừa công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD tại Mexico giai đoạn 2025 - 2028 nhằm nâng cấp 30 nhà máy ở 7 bang của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh này.
-
Chuyển động DN
AI Perplexity huy động thêm vốn cho cuộc đấu trí tuệ nhân tạo
09:47' - 18/07/2025
Perplexity AI Inc. - công ty sở hữu công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cạnh tranh với Google đã huy động thêm vốn trong một thỏa thuận định giá công ty khởi nghiệp này ở mức 18 tỷ USD.