Lên kế hoạch xây dựng đường Vành đai 4 đoạn qua Bình Dương vốn hơn 18.000 tỷ đồng
Ngày 7/5, theo tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1014/KH-UBND về tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn, qua địa phận tỉnh Bình Dương, theo phương thức đối tác công - tư (PPP) và dự kiến dự án được lên kế hoạch khởi công vào tháng 7/2024.
Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Bình Dương đang gặp khó khăn do nguồn vốn cần đáp ứng cho dự án này là rất lớn.
Theo kế hoạch được phê duyệt, Bình Dương sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao tối thiểu 50% diện tích đất trong quý II/2024 và 70% trong quý III/2024, hoàn thành toàn bộ việc giải phóng mặt bằng trong năm nay.Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về Dự án đường Vành đai 4 Tp.Hồ Chí Minh đoạn đi qua Bình Dương dài 47,4 km, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.
Nói về dự án trên, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lộc cho biết, Nghị quyết số 11 về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (đoạn Bình Dương dài 47,4km) theo phương thức đối tác công tư PPP và đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 10 (chuyên đề) thông qua ngày 4/7/2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
Theo đó, thời gian thực hiện dự án Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh đoạn Bình Dương từ năm 2023 - 2026. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất khoảng 419,6 ha; trong đó, tuyến chính 413,4 ha, tuyến kết nối 6,2ha. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết, nghị quyết đã được trao cho lãnh đạo UBND tỉnh để tổ chức thực hiện dự án giao thông trọng điểm này. Vừa qua làm việc với đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ Tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 như đối với tuyến đường Vành đai 3; xem xét hỗ trợ địa phương từ 50% kính phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tương ứng với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.Cùng đó, tỉnh cũng đề nghị các cơ quan Trung ương xem xét hỗ trợ 50% tổng vốn ngân sách tham gia dự án đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh đối với đoạn qua địa bàn Bình Dương tương tự như dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh.
Cũng theo đề xuất của các địa phương ở vùng Đông Nam Bộ về phố hợp làm đường Vành đai 4 đã đệ trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương về việc trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế và chính sách đặc thù xây dựng đường Vành đai 4, Tp. Hồ Chí Minh nhằm tháo gỡ các khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Về nguồn vốn, các địa phương kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% tổng vốn ngân sách tham gia dự án. Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Long An, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện, toàn tuyến được nghiên cứu với tổng chiều dài gần 207 km; trong đó, Long An chiếm hơn 78 km, Bình Dương 47,4 km, Đồng Nai 45,6 km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18,1 km, Tp. Hồ Chí Minh 17,3 km. Qua nghiên cứu tiền khả thi, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 127.230 tỷ đồng (vốn xây dựng là 78.074 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng cần nguồn vốn 49.155 tỷ đồng).Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ vướng mặt bằng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
18:52' - 25/03/2024
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn đi qua huyện Mê Linh có chiều dài khoảng 11,2 km, với tổng diện tích đất phải giải phóng mặt bằng lên đến 141,5 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Vùng Đông Nam bộ kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đường Vành đai 4
21:04' - 15/03/2024
Các tỉnh Đông Nam bộ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương thuê một đơn vị Tư vấn tổng thể để nghiên cứu, rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho toàn bộ đường Vành đai 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án đường vành đai 4
15:53' - 15/03/2024
Theo Ban quản lý dự án, dự kiến các địa phương còn lại sẽ đẩy nhanh các thủ tục để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 31/3/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm thực thi EVFTA: Giữ vững nhịp tăng trưởng hợp tác kinh tế Việt Nam và EU
10:16'
EVFTA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp tăng trưởng của thương mại Việt Nam – EU trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.