Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng có xu hướng điều chỉnh giảm
Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), mức lãi suất huy động cao nhất đã giảm nhẹ từ 5,6%/năm xuống còn 5,5%/năm đối với các kỳ hạn dài từ 12-36 tháng.
Với mức lãi suất hiện tại, BIDV và Agribank đang niêm yết biểu lãi suất tương đồng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thuộc nhóm lãi suất thấp nhất trong hệ thống.Riêng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất tiết kiệm cao nhất vẫn đang giữ ở mức 5,6%/năm với khoản gửi từ 12 tháng trở lên. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1-3 tháng ở nhóm ngân hàng này hiện ở mức từ 3,1-3,4%/năm; lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng niêm yết là 4%/năm.
Tại các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất nhiều kỳ hạn cũng được điều chỉnh giảm trung bình từ 0,2-0,4%/năm. Cá biệt, có ngân hàng giảm đến gần 1%/năm so với biểu lãi suất đầu tháng 8/2021.Cụ thể, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã giảm mạnh lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng xuống còn 6%/năm, thay vì mức 6,8%/năm trước đó; lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng cũng giảm mạnh từ 6,2%/năm xuống còn 5,7%/năm.
Đối với khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến, TPBank áp dụng lãi suất cao nhất là 6,15%/năm, giảm tới 0,75%/năm so với hồi đầu tháng 8.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng công bố mức lãi suất tiết kiệm cao nhất giảm mạnh từ 6,1%/năm xuống còn 5,8%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng giảm 0,4%/năm xuống 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng, 1 tháng cũng chung xu hướng, hiện còn lần lượt là 3%/năm và 2,9%/năm, giảm 0,2-0,3%/năm so với trước. Số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Cụ thể, lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng (VND) bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 3,3-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng, mức lãi suất bình quân các ngân hàng đang trả cho khách hàng là 5,4-6,8%/năm và cao nhất tới 6,1-6,9% đối với kỳ hạn trên 24 tháng.
Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng huy động với lãi suất cao nhất trên 7%/năm. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang trả lãi suất cao nhất khoảng 7-7,3%/năm cho tiền gửi tiết kiệm ở kỳ hạn 13 tháng; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) trả lãi suất cao nhất tới 7,1%/năm cho tiền gửi tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ ở kỳ hạn 12 tháng; Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với lãi suất 7%/năm, niêm yết tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng. Các mức lãi suất này thường kèm theo điều kiện về số tiền gửi từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Áp lực giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế khiến nhiều ngân hàng không thể duy trì lãi suất tiết kiệm ở mức hấp dẫn như trước.Dù vậy, lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, việc cho vay cũng không hề dễ dàng do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ, dòng tiền gián đoạn không thể quay vòng vốn, khó đáp ứng đủ các yêu cầu về phương án sản xuất, dòng tiền trả nợ... để vay mới. Do đó, ngân hàng phải cùng đồng hành tư vấn tài chính, hỗ trợ tìm kiếm các đối tác cung ứng nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để giúp khách hàng duy trì và phục hồi sản xuất.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, nếu lãi suất tiền gửi quá thấp, người dân và doanh nghiệp sẽ có xu hướng đầu tư vào những kênh khác sinh lời cao hơn như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số… Khi đó, hệ thống ngân hàng vừa thiếu tiền gửi, vừa hứng chịu rủi ro thanh khoản, lại vừa thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Để giúp doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19, bên cạnh việc duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất, cần lập Tổ hợp tín dụng đi kèm với Quỹ Bảo lãnh tín dụng với tổng hạn mức cho vay là 300.000 tỷ đồng với sự tham gia của các ngân hàng theo tỷ lệ tham gia khoảng 3% dư nợ của mỗi ngân hàng. Thời hạn cho vay các doanh nghiệp và hộ kinh doanh là 5 năm; trong đó, 2 năm đầu vay tuần hoàn và 3 năm sau trả dần trên dư nợ vay vào cuối năm thứ 2. Điều kiện vay là tín chấp với lãi suất từ 3–5%/năm./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng thấp kỷ lục nhưng doanh nghiệp vẫn không "vui"
08:19' - 30/08/2021
Giai đoạn này, lãi suất cho vay từ các ngân hàng thương mại chưa bao giờ thấp kỷ lục như vậy trong suốt hàng chục năm qua. Tuy nhiên, cơ hội doanh nghiệp vay được vốn và phục hồi sản xuất lại rất khó.
-
Ngân hàng
Từ 1/9, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm
13:57' - 27/08/2021
Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm; đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm;
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Khẳng định cam kết đồng hành cùng nữ doanh nhân
11:54'
VPBankSME – phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) – đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44'
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/7: Giá USD và NDT giảm tiếp
09:00'
Tỷ giá USD hôm nay 8/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.970 VND/USD (mua vào) và 26.330 VND/USD (bán ra), giảm 25 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Chinh phục thế hệ trẻ, VPBank Prime nhận giải thưởng quốc tế danh giá
17:34' - 07/07/2025
Thương hiệu tài chính VPBank Prime không ngừng mở rộng, khẳng định vị thế trong phân khúc khách hàng trẻ nhờ giải pháp linh hoạt, công nghệ thân thiện và trải nghiệm số hóa toàn diện.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 7/7: Giá ngoại tệ giảm nhẹ trong sáng đầu tuần
08:55' - 07/07/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.995 - 26.355 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 4/7.
-
Ngân hàng
Đồng euro tăng giá mạnh đang đe dọa mục tiêu lạm phát
07:38' - 07/07/2025
Từ tháng 1/2025, đồng euro đã tăng giá khoảng 14%, gây ra lo ngại cho nhiều quan chức ECB sau khi lạm phát khu vực chạm mục tiêu 2% trong tháng 6/2025.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2025
20:21' - 05/07/2025
Lạm phát tại Nhật Bản đang tăng mạnh một cách đáng ngạc nhiên, làm dấy lên khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.
-
Ngân hàng
Vietcombank nhận cú đúp giải thưởng quản trị rủi ro tại Asian Banking and Finance Awards 2025
09:41' - 05/07/2025
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa được vinh danh tại Lễ trao giải Asian Banking and Finance Awards 2025 với hai giải thưởng danh giá ở cả phân khúc ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/7: Giá mua vào đồng USD vượt mức 26.000 VND/USD
08:54' - 04/07/2025
Tại các ngân hàng thương mại vào lúc 8h25 sáng nay, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 26.010 - 26.370 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả chiều mua và bán.