“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
Đó không chỉ là thành tựu công nghệ mà là thành quả của cả một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, được đầu tư bài bản để chặn thực phẩm bẩn ngay từ gốc.
Trong khi nhiều quốc gia vẫn chật vật xử lý thực phẩm bẩn ở khâu cuối khi sản phẩm đã được đưa ra thị trường, một số nền kinh tế phát triển đã dịch chuyển trọng tâm sang chiến lược kiểm soát sớm, truy xuất minh bạch và chủ động ngăn chặn.
*Kinh nghiệm từ những nước phát triển
Tại Nhật Bản, sau cú sốc bệnh bò điên (BSE) đầu những năm 2000, Chính phủ đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cực kỳ nghiêm ngặt. Luật “Beef Traceability Act” ra đời năm 2003 yêu cầu mỗi con bò Wagyu phải mang thẻ ID 10 chữ số theo dõi suốt vòng đời từ lúc sinh ra cho tới lúc lên bàn ăn.Hơn 1,3 triệu mẫu được kiểm tra bệnh BSE mỗi năm - một trong những hệ thống kiểm soát chất lượng thịt bò chặt nhất thế giới. Nhật Bản còn sử dụng kỹ thuật so khớp DNA để xác minh nguồn gốc nhằm tránh giả mạo dữ liệu.
Hàn Quốc từng trải qua nỗi đau BSE giữa những năm 2007-2008, dẫn đến luật buộc công khai nguồn gốc nông sản và thịt tại nhà hàng. Hệ thống truy xuất động vật tươi sống và sản phẩm từ thịt được triển khai rộng rãi tại “xứ sở Kim chi” từ năm 2020, áp dụng mã Smart Food QR và cơ sở dữ liệu liên thông giữa các bộ ngành.Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thực hiện hơn 120.000 xét nghiệm thực phẩm/năm, kiểm soát kháng sinh cấm và dư lượng hóa chất theo chuẩn quốc tế. Năm 2023, nước này mở rộng truy xuất đối với 21 loài thủy sản nhập khẩu - minh chứng cho việc nâng tiêu chuẩn cả với hàng ngoại.
Liên minh châu Âu (EU) đi trước một bước về truy xuất xuyên biên giới với hệ thống TRACES - nền tảng điện tử giám sát giấy tờ, chứng nhận, kiểm tra động vật và thực phẩm xuyên biên giới, quản lý hơn 4,6 triệu giấy chứng nhận và hơn 113.000 người dùng tại hơn 90 quốc gia.TRACES cho phép theo dõi nguồn gốc thực phẩm 24/7, ngăn chặn giả mạo giấy tờ và chỉ cần 24-48 giờ để truy ngược nguồn khi có sự cố về an toàn thực phẩm. Châu Âu từng đối mặt với vụ bê bối thịt ngựa 2013 khi các sản phẩm dán nhãn “bò” lại chứa 100% thịt ngựa hoặc có dư lượng phenylbutazone - loại thuốc thú y cấm sử dụng cho người tiêu dùng. Vụ việc này đã thúc đẩy EU tăng cường kiểm tra DNA và tích hợp dữ liệu truy xuất xuyên quốc gia.
Trong khi đó, Australia tập trung vào số hóa chuỗi thịt đỏ với hệ thống NLIS sử dụng công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID) để theo dõi gia súc ngay từ khi sinh ra, cập nhật trạng thái trong cơ sở dữ liệu trung tâm.Kết hợp cùng đó là dự án Trace2Place, do Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) phối hợp triển khai, cho phép xử lý dữ liệu theo thời gian thực từ chuồng đến giết mổ, phục vụ phân tích rủi ro và cảnh báo sớm.
Australia cũng vận hành nền tảng eCert - cho phép trao đổi chứng từ nhập khẩu và xuất khẩu nội bộ qua hệ thống kỹ thuật số, góp phần giảm thời gian thông quan và cải thiện bảo đảm an toàn khi xuất khẩu. Mặc dù chi phí triển khai NLIS lớn và đòi hỏi nỗ lực quản trị nhiều nơi, hệ thống đã giúp Australia duy trì tiêu chuẩn cao để tiếp cận các thị trường khó tính.
*Hiệu quả từ đầu tư công nghệ
Chi phí ban đầu để xây dựng hệ thống truy xuất hiện đại - bao gồm nền tảng dữ liệu, thiết bị quét mã, đào tạo nhân sự, xét nghiệm - là không nhỏ. Theo ước tính của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), chi phí thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thịt bò điện tử ở Hàn Quốc vào khoảng 100 triệu USD trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lại rất lớn.Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp Hàn Quốc, nhờ hệ thống này, Hàn Quốc đã giảm 57% vụ việc thực phẩm kém chất lượng bị thu hồi trong giai đoạn 2015-2020, đồng thời tiết kiệm khoảng 250 triệu USD chi phí kiểm dịch và tiêu hủy.
Tại châu Âu, theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) năm 2022, hệ thống TRACES giúp giảm 60% chi phí vận hành kiểm dịch so với phương pháp giấy tờ truyền thống, đồng thời tăng tốc xử lý sự cố lên gần 5 lần. Quan trọng hơn, hệ thống còn giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng châu Âu sau hàng loạt vụ bê bối an toàn thực phẩm trước đó. Mô hình kiểm soát chuỗi thực phẩm NLIS của Australia rất bài bản, sử dụng RFID gắn tai để theo dõi từng con gia súc, gắn liền với cơ sở dữ liệu trung tâm. Ban đầu, Chính phủ tài trợ khoảng 4 triệu AUD (khoảng 3 triệu USD) cho hai bang trọng điểm nhằm hỗ trợ triển khai phần cứng và phần mềm giai đoạn 2005-2008.Sau đó, từ năm 2022 đến 2025, chính phủ Australia tiếp tục khởi xướng gói đầu tư 46,7 triệu AUD, trong đó 22,5 triệu AUD dùng để nâng cấp và số hóa hệ thống NLIS. Đây là một trong những yếu tố giúp lĩnh vực nông nghiệp Australia duy trì và tăng trưởng ở hơn 140 thị trường.
Theo các báo cáo, NLIS đóng vai trò đáng kể trong việc cải thiện năng suất, giảm chi phí nhờ sự thông suốt dữ liệu, lịch sử điều trị, giúp nông dân đưa ra quyết định lựa chọn giống chính xác hơn. Khi xuất hiện dịch lớn như lở mồm long móng, NLIS cho phép xác định nhanh nhóm động vật liên quan, giảm đến mức tối thiểu thiệt hại thương mại và ngăn chặn lây lan.
*Vì một tương lai bền vững Công cuộc chống thực phẩm bẩn không phải là một chiến dịch ngắn hạn, càng không thể chỉ dựa vào thu giữ và mức phạt ở khâu cuối. Những gì Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu đã và đang làm cho thấy: đầu tư vào hệ thống truy xuất nguồn gốc, xét nghiệm khoa học và minh bạch thông tin không chỉ là câu chuyện về công nghệ mà là sự thay đổi về tư duy quản lý, là lời cam kết đặt sức khỏe cộng đồng lên trên lợi ích trước mắt. Cái giá phải trả cho một lần người tiêu dùng mất niềm tin luôn lớn hơn chi phí để xây dựng một hệ thống kiểm soát bền vững. Sớm hay muộn, mọi nền kinh tế đều phải lựa chọn: hoặc tiếp tục quay cuồng trong xử lý sự cố, hoặc chủ động xây dựng một “lá chắn từ gốc” - nơi từng con lợn, con gà.. hay bó rau đều được theo dõi minh bạch từ trang trại đến bàn ăn. Đó không chỉ là câu chuyện quản lý mà là nền tảng của một nền nông nghiệp hiện đại, một xã hội văn minh, và một tương lai mà người tiêu dùng có thể yên tâm đặt niềm tin vào thực phẩm mỗi ngày.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Chặn thực phẩm bẩn từ kiểm soát khâu giết mổ
16:47' - 29/06/2025
Muốn ngăn chặn triệt thực phẩm bẩn, giải pháp giám sát từ chuồng trại ra chợ, đặc biệt là xóa bỏ những cơ sở giết mổ trái phép là hết sức cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấp lỗ hổng kiểm dịch, kiểm định thực phẩm
14:09' - 29/06/2025
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện cũng đang đối mặt với một thách thức lớn từ sự phân mảnh và chồng chéo trách nhiệm giữa nhiều bộ, ngành khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về vụ dầu chăn nuôi "biến" thành thực phẩm cho người
13:48' - 26/06/2025
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở Công Thương và phối hợp với UBND các tỉnh để chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra diện rộng các cơ sở sản xuất dầu ăn, đặc biệt các cơ sở nhỏ lẻ.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Việt Nam lần đầu tham dự hội chợ cà phê tại Chile
08:24' - 21/07/2025
Trong hai ngày 19-20/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Chile đã tham gia Hội chợ ExpoCafé 2025, được tổ chức tại khu triển lãm Espacio Riesco, thủ đô Santiago.
-
Thị trường
Dư cung, cầu yếu kéo giá gạo Ấn Độ xuống mức thấp nhất hơn 2 năm
19:49' - 19/07/2025
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 377-382 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2022, giảm so với mức 380-385 USD/tấn của tuần trước.
-
Thị trường
Tái cấu trúc toàn diện để tăng tốc xuất khẩu sầu riêng
16:17' - 18/07/2025
Để sầu riêng quay lại “đường đua” tăng trưởng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước với trọng tâm là kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
-
Thị trường
Tập đoàn TH tung khuyến mãi hấp dẫn dịp hè
15:50' - 17/07/2025
Chỉ với vài bước đơn giản, ai cũng có cơ hội trở thành chủ nhân của những phần quà cực hấp dẫn từ chương trình “Mua đồ uống TH - Trúng hơn 500.000 giải thưởng”.
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn sản phẩm Hè
10:13' - 17/07/2025
Từ nay đến 29/7, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Hè cool giá chill” với rất nhiều sản phẩm giảm giá đến 50%, và hàng loạt chương trình ưu đãi siêu hấp dẫn khác.
-
Thị trường
Brazil ngừng sản xuất thịt bò xuất khẩu sang Mỹ
07:32' - 16/07/2025
Ngày 15/7, các nhà máy chế biến thịt tại Brazil bắt đầu ngừng sản xuất các lô hàng thịt bò xuất khẩu sang Mỹ.
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.