Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Quy định rõ cơ chế tài chính và sử dụng Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trình bày tóm tắt Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức từ quy định xanh của châu Âu (Green Deal) như Thuế carbon (ETS), cơ chế điều chỉnh các bon xuyên biên giới (CBAM) lên hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào thị trường châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản...
Đồng thời xây dựng các công cụ tài chính, cơ chế ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính về thuế, đất đai, lãi vay, cơ chế bảo lãnh vay vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư các dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu thông qua cơ chế quỹ. Nâng cao tính thực tiễn, khả thi của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động sử dụng năng lượng...
Dự án sửa đổi, bổ sung 21 khoản thuộc 19 Điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010.
Về phân cấp, phân quyền, các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã được rà soát, đảm bảo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và xem xét thực hiện phân cấp tối đa.
Thực hiện phân cấp, phân quyền, bãi bỏ đối với các nội dung: Thực hiện phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với nội dung ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; thực hiện phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ quản lý chuyên ngành trong nội dung ban hành danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện; bãi bỏ nội dung Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm.
Qua rà soát, Luật hiện hành bao gồm 4 thủ tục hành chính. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung sẽ thực hiện cắt giảm 2 thủ tục hành chính (tỷ lệ cắt giảm 50%) về cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng và cấp chứng chỉ kiểm toán năng lượng; giữ nguyên 2 thủ tục cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng và chứng nhận phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Việc cải cách thủ tục hành chính đã đáp ứng yêu cầu tại Công điện số 22/CĐ-TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chỉ đạo giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy bày tỏ thống nhất quan điểm, mục tiêu, phạm vi sửa đổi dự thảo Luật. Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định, đủ điều kiện trình Quốc hội.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, các quy định quy định liên quan đến cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cơ bản phù hợp; đề nghị nghiên cứu, bổ sung cơ chế cập nhật Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung quy định trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất; nghiên cứu ban hành bộ chỉ số kỹ thuật theo ngành nghề và tích hợp với chỉ số cường độ năng lượng vào hệ thống chỉ tiêu quốc gia; làm rõ cơ sở quy định các biện pháp quản lý đối với cơ sở kinh doanh kiểm toán năng lượng, việc đáp ứng yêu cầu về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ pháp luật.
Về quy định dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận thấy, vật liệu xây dựng có tác động lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình. Nhiều quốc gia đã có chính sách khuyến khích việc sử dụng vật liệu có hiệu suất năng lượng cao. Để thực hiện chính sách này cần có đủ hệ thống quy chuẩn, có hạ tầng kiểm định và chính sách truyền thông, ưu đãi phù hợp. Do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị xem xét, nghiên cứu làm rõ tính khả thi của quy định này; rà soát, bổ sung các đối tượng dán nhãn; rà soát các điều, khoản để chỉnh lý phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, thuận tiện cho việc hợp nhất văn bản.
Đối với quy định về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có ý kiến cho rằng, việc thành lập Quỹ cần tiếp tục nghiên cứu và phải được đánh giá thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng; nghiên cứu sử dụng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Luật Ngân sách nhà nước, Bộ luật Dân sự đã có quy định về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, quỹ xã hội; không nên quy định về Quỹ này trong dự thảo Luật.
Loại ý kiến thứ hai tán thành với quy định nêu trên nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW; góp phần thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và dựa trên tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản thống nhất với loại ý kiến thứ hai, tuy nhiên cần nghiên cứu quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp hơn, nhất là quy định về thành lập, quản lý, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế tài chính và sử dụng Quỹ.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Vốn lớn, chính sách mạnh cho năng lượng xanh
09:30' - 01/05/2025
Chuyên gia nhận định tiềm năng cho một chu kỳ đầu tư mới vào năng lượng tái tạo sau một thời gian dài thiếu các cơ chế, chính sách rõ ràng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41' - 25/04/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm thực thi EVFTA: Giữ vững nhịp tăng trưởng hợp tác kinh tế Việt Nam và EU
10:16'
EVFTA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp tăng trưởng của thương mại Việt Nam – EU trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.