Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bảo đảm bình đẳng giữa các địa phương khi thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù
Cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) khẳng định, thành phố Hải Phòng là khu vực trọng điểm để phát triển kinh tế, có nhiều sự tương đồng với thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Liên quan đến một số chính sách đặc thù về cho thuê đất, mặt nước, giao đất, ưu đãi về thuế được nêu trong dự thảo Nghị quyết, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng nhiều chính sách ưu đãi đối với thành phố Hải Phòng cao hơn nhiều so với khu vực thành phố Đà Nẵng, do đó đề nghị Quốc hội cân nhắc để có sự tương đồng.
"Nếu hai bên chênh lệch về việc thuê đất thì có khả năng sẽ thu hút về Hải Phòng nhiều hơn, đề nghị nếu cho cơ chế của thành phố Hải Phòng như vậy thì phải tính tới cơ chế của Đà Nẵng..., tránh tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong nước", đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Cùng quan điểm với đại biểu Phạm Văn Hòa, đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng) nhận thấy, với chủ trương quy định mới, cách tiếp cận trong yêu cầu, bứt phá và tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, các cơ chế, chính sách dành cho khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng đã vượt trội hơn rất nhiều so với khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua năm 2024 tại Nghị quyết 136.
Theo đại biểu thành phố Đà Nẵng, khi Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng sẽ góp phần tạo cơ chế đột phá để Hải Phòng phát triển trong bối cảnh mới, giải quyết điểm nghẽn, nâng cao sức cạnh tranh và thu hút đầu tư thông qua các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội. Các căn cứ chính trị, pháp lý đã hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm năng, lợi thế với nhiều nội dung được quy định tại dự thảo Nghị quyết.
Cho rằng mỗi địa phương đều có tiềm năng, lợi thế riêng, quan trọng là cùng nhau phát triển để phát huy tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư cạnh tranh với các nước trong khu vực, tranh thủ nguồn lực phát triển đất nước, đại biểu Trần Chí Cường nhấn mạnh hoàn toàn ủng hộ việc cho phép thí điểm áp dụng để thu hút đầu tư, nhất là đối với các nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, để tránh dẫn đến sự bất bình đẳng trong phát triển giữa các địa phương, đại biểu đề xuất khi Quốc hội thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội áp dụng tại khu thương mại tự do thành phố Hải Phòng thì cũng cần xem xét cho phép khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng được áp dụng để đảm bảo tính thống nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia. Bên cạnh đó, trong lộ trình phát triển, đại biểu đề nghị Quốc hội sớm nghiên cứu ban hành Luật Khu thương mại tự do để triển khai áp dụng cho các địa phương khác khi phát triển khu thương mại tự do mới.
Một vấn đề khác được đại biểu Trần Chí Cường đề cập là thực tế cho thấy chi phí logistics của nước ta còn cao, chiếm khoảng 16,5% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân 11,6% của thế giới. Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, quy mô doanh nghiệp logistics còn nhỏ, chỉ nắm giữ khoảng 20% thị phần. Đáng chú ý, tỷ trọng đóng góp của ngành logistics vào GDP mới đạt 4,46% ... Theo đại biểu, những con số này cho thấy tiềm năng lớn nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết có chính sách đột phá để phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics một cách bài bản, hiệu quả hơn.
Trung tâm logistics giữ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các dòng vận tải hàng hóa, tiền tệ, thông tin, thúc đẩy lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, do vậy, đại biểu Trần Chí Cường cho rằng, trong bối cảnh đẩy mạnh liên kết vùng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc xác định trung tâm logistics là một mô hình kinh doanh mới, có vai trò then chốt trong việc kết nối các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ là hết sức cần thiết.
"Việc đề xuất thí điểm chính sách thu hồi đất để sớm hình thành các trung tâm logistics có quy mô lớn tại thành phố Hải Phòng là hoàn toàn xác đáng và cần được Quốc hội xem xét ủng hộ", đại biểu nêu rõ.
Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) nhận định, về quản lý đầu tư, dự thảo Nghị quyết trao quyền cho UBND thành phố chấp thuận và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án bến cảng với quy mô vốn từ 2.300 tỷ đồng trở lên, điều này giúp rút ngắn thời gian triển khai các dự án lớn, tăng tính tự chủ về tài chính, góp phần đưa Hải Phòng trở thành đầu tàu kinh tế, trung tâm logistics và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết mở ra cơ hội lớn về đổi mới sáng tạo và công nghệ cao. Các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo như mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... sẽ thu hút nhân tài và doanh nghiệp công nghệ. Việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ khởi nghiệp có kiểm soát các công nghệ mới sẽ tạo môi trường thuận lợi để Hải Phòng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu, thúc đẩy kinh tế số và kinh tế xanh.
Ngoài ra, theo đại biểu Sùng A Lềnh, liên quan tới các vấn đề về quản lý đất đai và quy hoạch, các cơ chế đặc thù như thu hồi đất cho các dự án logistics, khu công nghiệp có tổng diện tích lớn hay chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng với quy mô hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa quỹ đất, tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án chiến lược. Hải Phòng có lợi thế chiến lược là trung tâm cảng biển quốc tế, là đầu mối kết nối giao thông đa phương thức và là cửa ngõ xuất nhập khẩu trọng điểm phía Bắc đã được xác định trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, là động lực phát triển vùng và quốc gia, có vai trò dẫn dắt trong phát triển lĩnh vực logistics. Việc thành lập khu thương mại tự do sẽ là cú hích lớn giúp Hải Phòng thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và dịch vụ chất lượng cao.
"Chúng ta có thể thấy, hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang bắt đầu thay đổi viễn cảnh về dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới. Ngành logistics ngày càng khẳng định vai trò là cấu phần thiết yếu của chuỗi cung ứng, tạo động lực phát triển kinh tế bền vững. Do đó, việc xây dựng các trung tâm logistics hiện đại có quy mô lớn và năng lực tích hợp cao là xu thế tất yếu", đại biểu phân tích.
Do đó, đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng, việc ban hành cơ chế, chính sách thí điểm thu hồi đất để phát triển trung tâm logistics tại thành phố Hải Phòng là hoàn toàn cần thiết và cấp thiết, không chỉ phù hợp với định hướng của Chính phủ mà còn là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển ngành logistics theo chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Cũng tại phiên họp, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hải Phòng có thêm một dự án FDI vốn đầu tư 20 triệu USD đi vào hoạt động
21:32' - 11/06/2025
Công ty TNHH Innox Ecom Vina cùng UBND thành phố Hải Phòng đã chính thức khánh thành đưa vào sản xuất Dự án sản xuất SiO tại Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư là 20 triệu đô la Mỹ.
-
Kinh tế tổng hợp
Tháng 6, Hải Phòng đưa vào khai thác tour đêm Dấu thiêng Hàng Kênh
19:39' - 02/06/2025
Hải Phòng sẽ đưa vào khai thác tour đêm "Dấu thiêng Hàng Kênh" với hy vọng, sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh này sẽ nhận được sự yêu mến, thích thú của du khách và nhân dân thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
15:34' - 29/05/2025
Chiều 29/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng
10:47' - 13/05/2025
Việc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng để khơi thông các điểm "nghẽn", tạo đột phá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)
12:54'
Ngày 22/7/2025, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải đường sắt thông suốt, hành khách cần di chuyển đến nhà ga sớm
12:31'
Hiện ngành đường sắt chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu hạ tầng do cơn bão số 3, vận tải thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa sân bay Vân Đồn và Cát Bi từ 12 giờ trưa 22/7
12:27'
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng cho hay, hiện tại, các cảng hàng không này đã đáp ứng điều kiện tiếp nhận tàu bay.