Kinh tế toàn cầu đối mặt 'quả bom nợ'
Một kỷ nguyên dài của lãi suất cực kỳ thấp đã cho phép nhiều quốc gia đang phát triển chi tiêu quá mức, làm gia tăng gánh nặng nợ toàn cầu sau mỗi cú sốc tự nhiên hay do con người gây ra. Theo các chuyên gia, cần có những cải cách khẩn cấp, cả ở quy mô quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Dù liên tiếp hứng chịu các cú sốc kể từ năm 2020, "thể trạng" của nền kinh tế toàn cầu tính đến thời điểm hiện nay vẫn duy trì khá tốt. Tuy nhiên, tổng nợ toàn cầu hiện cao hơn gần 25% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, vốn đã ở mức cao kỷ lục. Gánh nợ này có thể làm suy yếu khả năng của tất cả các nền kinh tế trong việc tự bảo vệ trước cú sốc mới nhất mang tên "thuế quan thương mại".Nợ là một công cụ rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng cách vay nợ thay vì đánh thuế, các chính phủ có thể thực hiện các khoản đầu tư dài hạn mang lại lợi ích cho những người nộp thuế trong tương lai mà không tạo gánh nặng cho thế hệ hiện tại. Vay nợ cũng có thể hỗ trợ tăng trưởng và thu nhập quốc gia trong tình huống khẩn cấp kinh tế, trong khi việc tăng thuế chỉ khiến suy thoái trầm trọng thêm.
Tuy nhiên, cuối cùng, khoản nợ phải được hoàn trả và nếu thu nhập quốc gia không tăng nhanh hơn chi phí vay nợ, thuế phải được tăng lên để trả nợ. Do đó, nợ cao kéo dài trở thành một rào cản đối với tiến bộ kinh tế. Trong 15 năm qua, các quốc gia đang phát triển đã rơi vào vòng xoáy nợ, khi nợ tích lũy với tốc độ kỷ lục: trung bình 6 điểm phần trăm GDP mỗi năm. Sự gia tăng nợ nhanh chóng như vậy thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo ông Indermit Gill, lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), với xu hướng này, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính là khoảng 50%. Hơn nữa, đợt tăng nợ đột biến này đã được đánh dấu bằng mức tăng lãi suất nhanh nhất trong bốn thập kỷ. Cụ thể, chi phí đi vay đã tăng gấp đôi đối với một nửa các nền kinh tế đang phát triển. Điều đáng lo ngại là chi phí lãi vay ròng trên tổng thu ngân sách của các chính phủ đã tăng vọt từ dưới 9% vào năm 2007 lên khoảng 20% vào năm 2024. Chỉ riêng điều đó đã cấu thành một cuộc khủng hoảng. Mặc dù thế giới cho đến nay đã xoay sở để tránh được một cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống tương tự như giai đoạn 2008-2009, nhưng quá nhiều nền kinh tế đang phát triển đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. Để trả nợ, nhiều quốc gia đang cắt giảm các khoản đầu tư vào giáo dục, chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng – những yếu tố cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong tương lai. Điều này đặc biệt đúng với 78 quốc gia nghèo đủ điều kiện vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của WB. Những quốc gia này là nơi sinh sống của một phần tư nhân loại, đại diện cho phần lớn trong số 1,2 tỷ thanh niên sẽ gia nhập lực lượng lao động toàn cầu trong 10-15 năm tới. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đã đặt cược rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng tốc – và lãi suất sẽ giảm – vừa đủ để tháo ngòi nổ "quả bom nợ". Vô cùng khó khăn để có thể thiết kế một hệ thống trong thế kỷ 21 có khả năng đảm bảo nợ toàn cầu được bền vững và tái cấu trúc nợ nhanh chóng cho các quốc gia. Trong khi đó, theo các chính sách hiện hành, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ không sớm tăng tốc, điều đó có nghĩa là tỷ lệ nợ công/GDP có khả năng tăng lên trong thời gian còn lại của thập kỷ này. Các cuộc chiến thương mại và mức độ bất ổn chính sách hiện nay chỉ làm cho triển vọng trên trở nên tồi tệ hơn. Vào đầu năm 2025, dự báo đồng thuận giữa các nhà kinh tế là tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 2,6% trong năm nay. Con số đó hiện đã giảm xuống còn 2,2% – thấp hơn gần một phần ba so với mức trung bình của những năm 2010. Lãi suất cũng sẽ không giảm. Tại các nền kinh tế tiên tiến, lãi suất của các ngân hàng trung ương dự kiến đạt trung bình 3,4% trong năm nay và năm tới, cao hơn hơn năm lần mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2019. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm khó khăn của các nền kinh tế đang phát triển. Trong một kỷ nguyên khan hiếm nguồn lực công, việc huy động triệt để vốn tư nhân sẽ là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng trong 5 năm tới. Tuy nhiên, vốn tư nhân nước ngoài khó có thể đổ vào các nền kinh tế ngập trong nợ nần và triển vọng tăng trưởng yếu. Do đó, giảm nợ phải là ưu tiên hàng đầu đối với các nền kinh tế đang phát triển có tỷ lệ nợ/GDP cao kéo dài. Các chính phủ cũng cần từ bỏ thói quen vay mượn từ các chủ nợ trong nước. Sự gia tăng nợ trong nước đang bóp nghẹt sáng kiến của khu vực tư nhân. Sau khi giảm nợ, ưu tiên tiếp theo là đẩy nhanh tăng trưởng. Các chính sách cản trở thương mại và đầu tư – như thuế quan và hàng rào phi thuế quan – nên được loại bỏ càng sớm càng tốt. Đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, việc cắt giảm thuế quan bình đẳng đối với tất cả các đối tác thương mại có thể là cách nhanh nhất để khôi phục tăng trưởng. Các nền kinh tế đang phát triển đạt được nhiều lợi ích khi thúc đẩy một môi trường quản lý thân thiện hơn với đầu tư. Và những lợi ích đó có thể được sử dụng để chuyển trọng tâm quốc gia trở lại con đường phát triển, đặc biệt là bằng cách tăng cường đầu tư vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.Nguồn: http://baotintuc.vn/the-gioi/kinh-te-toan-cau-doi-mat-qua-bom-no-20250601091750614.htm
- Từ khóa :
- Nợ công
- ngân hàng thế giới
- quả bom nợ
Tin liên quan
-
Tài chính
Nợ công - "quả bom nổ chậm" của không ít quốc gia
09:36' - 28/05/2025
Mức độ nợ công có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia, gây ra các vấn đề như cản trở tăng trưởng kinh tế, tăng lãi suất và giảm khả năng chi tiêu cho các chương trình quan trọng khác.
-
Tài chính
Nợ công Italy cao kỷ lục
12:05' - 16/05/2025
Theo Ngân hàng Trung ương Italy, nợ công của nước này trong tháng 3 vừa qua đã ở mức cao nhất từ trước đến nay, lên tới 3.034 tỷ euro (3.380 tỷ USD), tăng thêm 9,5 tỷ euro so với tháng trước đó.
-
Tài chính
Mỹ có thể chạm trần nợ công vào tháng 8/2025
13:21' - 11/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15'
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00'
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tầng lớp trung lưu ở Đức tích luỹ tài sản đáng kể
08:30' - 12/07/2025
Tài sản ròng trung vị của hộ gia đình dưới 35 tuổi thấp hơn đáng kể, ở mức 17.300 euro, trong khi mức trung vị ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 là 241.100 euro, cao nhất trong các nhóm tuổi.