Kinh tế Anh "lột xác" hậu Brexit
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Anh- Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên kể từ khi Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, vào ngày 19/5, khi Chính phủ thúc đẩy việc “cài đặt lại” mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của Anh để thúc đẩy nền kinh tế.
Gần một thập kỷ kể từ cuộc trưng cầu dân ý rời EU, và 5 năm kể từ khi Anh chính thức rút khỏi EU, những thách thức kinh tế rõ ràng cần được giải quyết, trong khi sự thất vọng của công chúng đối với thỏa thuận Brexit do đảng Bảo thủ của cựu Thủ tướng Boris Johnson đàm phán đang gia tăng ở cả những người ủng hộ ở lại và rời đi.Dưới đây là năm điểm nổi bật của nền kinh tế Anh trước thềm hội nghị thượng đỉnh.
Hỗ trợ cho quan hệ gần gũi hơnSự ủng hộ của công chúng đối với Brexit đã giảm sút kể từ cuộc bỏ phiếu rời đi trong cuộc trưng cầu năm 2016. Một cuộc thăm dò của công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov đầu năm nay cho thấy chỉ 30% người Anh hiện nghĩ rằng việc Anh bỏ phiếu rời EU là đúng, so với 55% cho rằng đó là sai lầm. Phần lớn ủng hộ Anh có quan hệ hợp tác gần gũi hơn với Brussels.Hơn 6 trong số 10 người (62%) cho rằng Brexit đã diễn ra không thuận lợi, bao gồm khoảng 1/3 số cử tri ủng hộ rời đi. Phần lớn tin rằng việc rời đi đã làm tổn hại đến nền kinh tế, thương mại Anh và chi phí sinh hoạt.Việc xác định tác động kinh tế của Brexit có thể khó khăn do các diễn biến lớn khác, bao gồm đại dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine và sự phân mảnh của thương mại toàn cầu. Một số nhà kinh tế đã cảnh báo về thảm họa trước cuộc bỏ phiếu năm 2016, trong khi những người khác dự đoán một sự phục hưng cho “nước Anh toàn cầu”. Thực tế phức tạp hơn. Tuy nhiên, bằng chứng về thiệt hại kinh tế đang ngày càng rõ ràng.Theo Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), cơ quan dự báo độc lập của Bộ Tài chính Anh, nước này dự kiến sẽ chịu một cú sụt giảm 15% trong thương mại và giảm 4% thu nhập quốc gia trong dài hạn.Cú sốc thương mạiBrexit đã dựng lên các rào cản thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Tuy nhiên, những rào cản này có thể được giảm bớt thông qua đàm phán, và với những đánh đổi. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh: trong năm 2024, xuất khẩu của Anh sang EU trị giá 358 tỷ bảng Anh, tương đương 480 tỷ USD (41% tổng xuất khẩu của Anh) và nhập khẩu 454 tỷ bảng Anh (51% tổng số).Kể từ khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp của Brexit vào ngày 31/12/2020, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Anh đã tụt hậu đáng kể so với phần còn lại của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Trong năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang EU thấp hơn 18% so với mức năm 2019 tính theo giá trị thực.
Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ – nơi Anh là cường quốc toàn cầu – đã vượt trội. OBR ước tính điều này là do thỏa thuận Brexit tạo ra nhiều ma sát hơn cho thương mại hàng hóa so với dịch vụ, trong khi Anh cũng ít phụ thuộc vào EU đối với xuất khẩu dịch vụ so với hàng hóa. Các doanh nghiệp nhỏ hơn, vốn gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục hành chính hậu Brexit, chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cơ quan Thuế và Hải quan Anh (HMRC) ước tính số lượng biểu mẫu hải quan mà doanh nghiệp cần đã tăng gấp hơn bốn lần, với chi phí bổ sung hàng năm là 7,5 tỷ bảng Anh.Sự bất ổn của doanh nghiệpSau một kết quả bất ngờ, không có kế hoạch rõ ràng từ chính phủ, và nhiều năm đấu đá nội bộ về việc Brexit – chưa bao giờ được định nghĩa rõ ràng và thường mang tính chủ quan – nên sự hỗn loạn chính trị đã khiến các doanh nghiệp tạm dừng kế hoạch đầu tư của họ.Thiếu rõ ràng về mối quan hệ tương lai của Anh với EU, đầu tư kinh doanh đã chững lại – làm trầm trọng thêm một môi trường vốn đã yếu cho chi tiêu vào thiết bị nâng cao năng suất, cơ sở hạ tầng và tòa nhà, khi chính sách thắt lưng buộc bụng làm giảm đầu tư công.Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR) ước tính đầu tư kinh doanh thấp hơn tới 13% vào năm 2023 so với kịch bản ở lại. Mặc dù họ dự kiến mức tổn thất này sẽ thu hẹp xuống khoảng 8% vào năm 2035 khi các doanh nghiệp thích nghi, nó vẫn tương ứng với mức mất Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 5-6% (khoảng 2.300 bảng Anh mỗi người).Di cư tăng mạnhHậu Brexit, bất chấp những lời hứa của chiến dịch rời đi và chính phủ Đảng Bảo thủ, di cư ròng đến Anh đã tăng mạnh, đạt mức cao kỷ lục gần 1 triệu trong năm tính đến tháng 6/2023.Nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự gia tăng dòng người di cư, bao gồm xung đột ở Ukraine, tác động của hệ thống nhập cư hậu Brexit và nhu cầu bị dồn nén đối với di cư liên quan đến học tập sau các hạn chế của đại dịch COVID-19. Gần 90% người đến là từ ngoài EU, trong khi di cư ròng từ khối này đã giảm. Các nhà tuyển dụng đã phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên do mất đi nguồn lao động EU dễ tiếp cận trước đây, đặc biệt trong những ngành xây dựng, khách sạn và sản xuất.Xích lại gần nhau hơnCông Đảng Anh đã cam kết trong cương lĩnh của mình sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Brussels nhưng cũng cam kết một loạt giới hạn để tránh “mở lại những chia rẽ” của cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016, bao gồm hứa không quay lại thị trường chung EU, liên minh hải quan hoặc tự do di chuyển. Điều này sẽ hạn chế phạm vi của Hội nghị thượng đỉnh London.Ông James Smith, Giám đốc nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu Resolution Foundation, cho biết các thỏa thuận tiềm năng về hiệp định quốc phòng và an ninh, quyền đánh bắt cá, chương trình di động thanh niên và tiêu chuẩn thực phẩm có thể thúc đẩy nền kinh tế Anh. Tuy nhiên, “bức tranh lớn là các giới hạn loại bỏ những lợi ích lớn”.Theo ước tính của John Springford, một thành viên liên kết tại Trung tâm Cải cách châu Âu, các yêu cầu của Anh và EU cho thấy việc hai bên xích lại gần hơn có thể tăng GDP của Anh ở mức hạn chế, từ 0,3% đến 0,7%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức giảm GDP dài hạn 4% theo ước tính của OBR.Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng việc Anh gần gũi EU hơn là quan trọng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng giữa cuộc chiến thương mại toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Stephen Millard, Phó giám đốc của NIESR, cho biết một thỏa thuận thương mại với EU có khả năng thay đổi tình hình hơn nhiều so với các thỏa thuận với Ấn Độ và Mỹ. Tuy nhiên, ông nói thêm, rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào chi tiết của các thỏa thuận. Ông nói: “Nhưng bất kỳ bước tiến nào hướng tới hội nhập chặt chẽ hơn với các nước láng giềng châu Âu của chúng ta là một điều tốt vì nó sẽ nâng cao GDP và do đó, giúp cải thiện tài chính công”.- Từ khóa :
- Brexit
- kinh tế Anh
- quan hệ Anh - EU
- thương mại Anh - EU
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30'
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30'
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30' - 09/07/2025
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.