Kinh ngạc loài bướm dùng "bản đồ sao" di cư 1.000 km
Bốn tháng sau, chúng lại bay trở lại phương Tây Bắc – hành trình khứ hồi kéo dài hàng tuần, diễn ra vào ban đêm, chỉ với bộ não nhỏ bằng 1/10 hạt gạo.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature xác nhận: loài bướm này định hướng bằng bầu trời đầy sao của Dải Ngân hà – khả năng vốn chỉ ghi nhận ở người và một số loài chim di cư. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện hành vi này ở côn trùng nói riêng và động vật không xương sống nói chung.
Bên cạnh cảm nhận từ từ trường Trái Đất, hình dáng đường chân trời và mùi từ hang đá quen thuộc, bướm bogong còn quan sát bầu trời đêm để xác định phương hướng. Các thí nghiệm cho thấy khi được chiếu hình bầu trời thật trong phòng tối đặc biệt, chúng bay đúng hướng di cư. Nhưng khi hình ảnh bầu trời bị xoay ngược 180 độ, đàn bướm lập tức chuyển hướng bay theo – cho thấy chúng nhận biết rõ mô hình sao quen thuộc.
Ngược lại, khi chỉ nhìn thấy một bầu trời sao ngẫu nhiên không có Dải Ngân hà, các con bướm bay tán loạn và mất phương hướng.
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu còn xác định được những tế bào thần kinh trong não bướm phản ứng khi chúng nhìn về hướng Nam (so với bầu trời sao), đặc biệt là vùng mô phỏng Dải Ngân hà – một vệt sáng rõ ràng hơn nhiều khi nhìn từ Nam bán cầu. Dường như mỗi con bướm đều có một “bản đồ sao” sơ lược cài sẵn trong não.
Nếu như bọ hung – loài côn trùng duy nhất từng được ghi nhận cũng dùng Dải Ngân hà để định hướng – chỉ nhìn trời trong vài phút, thì bướm bogong duy trì việc “ngắm sao” suốt đêm, liên tục nhiều tuần. Trong thời gian đó, vị trí các vì sao thay đổi đáng kể do Trái Đất quay và chuyển động quanh Mặt Trời. Thế nhưng bướm vẫn định hướng chính xác, cho thấy chúng có thể nhận biết thiên cực Nam (điểm cố định trên bầu trời), hoặc kết hợp cảm nhận chuyển động của bầu trời với đồng hồ sinh học bên trong – tương tự cách bướm chúa (Danaus plexippus) dùng Mặt Trời ban ngày để di cư.
Giới khoa học gọi đây là “kỳ tích thần kinh” – vì nó xảy ra ở một loài côn trùng nhỏ bé. “Khả năng thiên văn kỳ diệu của sinh vật này gắn liền với cả một thế giới sinh thái núi cao (của Australia),” nhà sinh học thần kinh Eric Warrant – tác giả chính của nghiên cứu – chia sẻ.
Bướm bogong không chỉ là hiện tượng sinh thái đặc biệt mà còn có giá trị văn hóa lâu đời. Người bản địa từng tổ chức lễ hội và săn bắt bướm tại các hang núi vào mùa di cư. Ngày nay, dù số lượng bướm đã sụt giảm mạnh do hạn hán và biến đổi khí hậu, những đợt di cư vẫn là nguồn thức ăn cho nhiều loài như quạ, cáo và chuột túi nhỏ – cũng như các loại ký sinh trùng đặc hữu chỉ có ở các hang bướm.
Tin liên quan
-
Đời sống
Giải mã về “chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay”
08:04' - 14/06/2025
Các chuyên gia hàng không khẳng định: Không có "ghế vàng" nào đảm bảo sống sót tuyệt đối nếu máy bay gặp nạn.
-
Đời sống
Nhiệt độ bề mặt Biển Bắc và Biển Baltic tăng cao kỷ lục
20:43' - 10/06/2025
Cơ quan Hàng hải và Thủy văn liên bang Đức (BSH) cho biết nhiệt độ bề mặt Biển Bắc và Biển Baltic đã tăng lên mức kỷ lục trong mùa Xuân năm 2025.
-
Đời sống
Xuất hiện hố “tử thần” lớn tại Tây Nam Nhật Bản
20:42' - 10/06/2025
Sáng 10/6, một hố “tử thần” dài 4m đã bất ngờ xuất hiện gần khu phố mua sắm sầm uất tại trung tâm thành phố Fukuoka, Tây Nam Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 23/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Nhiều đơn vị tiếp tục ủng hộ các nạn nhân
19:10' - 22/07/2025
Ngày 22/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận 220 triệu đồng ủng hộ các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mang BKS QN-7105 trên vịnh Hạ Long xảy ra vào chiều 19/7.
-
Đời sống
Sau phản ánh của TTXVN, Cần Thơ khắc phục tình trạng nước yếu, kém chất lượng
18:08' - 22/07/2025
Nếu như trước đây nước yếu và kém chất lượng xảy ra hầu hết các ngày trong tuần, nhất là vào giờ cao điểm, đến nay tình trạng này đã khắc phục hoàn toàn.
-
Đời sống
Người dân kiến nghị sớm khắc phục ô nhiễm môi trường từ bãi rác An Hiệp
18:06' - 22/07/2025
Trong 2 tháng qua, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại khu vực bãi rác ngày càng nghiêm trọng. Mùi hôi nồng nặc từ bãi rác ảnh hưởng đến đời sống người dân.
-
Đời sống
Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão
13:28' - 22/07/2025
Ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan, doanh nghiệp chủ động ngắt điện khi ngập nước, không chạm vào dây đứt rơi và liên hệ tổng đài ngành điện để được hỗ trợ kịp thời trong mưa bão.
-
Đời sống
Đóng điện Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối
10:17' - 22/07/2025
EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối.
-
Đời sống
Bão số 3: Bộ Công Thương ra công điện bảo đảm an toàn hệ thống điện
10:14' - 22/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện 5418/CĐ-BCT ngày 21/7/2025 về vận hành an toàn hệ thống điện, bảo đảm cung cấp điện trước, trong và sau bão số 3 (WIPHA).
-
Đời sống
Bão số 3: Bảo vệ an toàn hệ thống điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố
10:12' - 22/07/2025
Ngành điện miền Bắc ứng trực 24/24h, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ lưới điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố do bão số 3, đặt an toàn hệ thống và con người lên hàng đầu.
-
Đời sống
Mùa mưa lũ: Làm gì để không mắc bệnh?
10:12' - 22/07/2025
Vào mùa mưa bão, bên cạnh những thiệt hại do bão lũ, sạt lở đất, thì một mối nguy âm thầm nhưng không kém phần nguy hiểm chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau mưa lũ.