Kiều bào đóng vai trò như thế nào trong kết nối, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa?
Ngày 6/7, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình hoạt động đầu tiên của “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn Kiều bào” với chủ đề “Vai trò cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND”.
Theo bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố, đây là hoạt động đầu tiên sau 1 tháng ra đời của “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh-Điểm hẹn Kiều bào” của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình này nhằm phát huy vai trò của cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã thực hiện truy xuất nguồn gốc tham gia thị trường quốc tế. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã được nghe bà Võ Đình Liên Ngọc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thông báo một số kết quả triển khai Kế hoạch triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030 (theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2022 của UBND Thành phố”.Theo bà Võ Đình Liên Ngọc, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với 5/7 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố. Trong đó có 47 cơ sở thuộc chuỗi cung ứng thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm trên địa bàn Thành phố tham gia Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm và 14 cơ sở thuộc chuỗi sản phẩm rau quả tươi, thủy sản có tham gia có sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn Việt Nam về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Chia sẻ những khó khăn, giải pháp triển khai áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong thời gian tới, bà Võ Đình Liên Ngọc bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp kiều bào chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để Sở tham mưu UBND Thành phố ban hành chính sách và triển khai thực hiện cho phù hợp với thực tế; đề nghị Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp kiều bào có nhu cầu tham gia áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên địa bàn Thành phố. Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp kiều bào đã chia sẻ kinh nghiệm cụ thể về những khó khăn, vướng mắc của những doanh nghiệp đã đăng ký truy xuất hàng hóa khi tham gia thị trường quốc tế; cũng như các ý kiến giải pháp nhằm nâng cao vai trò đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài trong việc thúc đẩy đưa hàng hóa nói chung, sản phẩm nông sản nói riêng đã thực hiện truy xuất nguồn gốc tham gia thị trường quốc tế. Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, kiều bào Australia, người sáng lập thương hiệu Meet More Coffee, từ kinh nghiệm đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới thì vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một yêu cầu đầu tiên, quan trọng để hàng hóa có thể thâm nhập vào thị trường các nước, nhất là các nước có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, một trong những vấn đề cần quan tâm đó là truyền thông rộng rãi để thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong nước, hướng tới “người tiêu dùng thông thái”, để người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn, lựa chọn những sản phẩm có đăng ký nguồn gốc hàng hóa dù giá cả có thể cao hơn nhưng là những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo hơn. Từ đó, sẽ thay đổi tư duy, cách thức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất khi tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm.Tiến sĩ Lê Hoàng Thế, người Việt ở Nhật, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ sinh thái The VOS cho biết, từ thực tế đưa mặt hàng nấm linh chi vào mạng lưới tiêu thụ Amazon (Hoa Kỳ), cho thấy tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc là hai vấn đề khác nhau. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa phải hiểu rõ tiêu chuẩn hàng hóa là những yêu cầu tiêu chuẩn để hàng hóa phù hợp, đáp ứng với thị trường còn truy xuất nguồn gốc là “căn cước” hàng hóa phải được đăng ký để người tiêu dùng có thể kiểm tra. Từ đó các doanh nghiệp sẽ có những giải pháp cụ thể khi trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, đăng ký truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước khi vào các thị trường trong nước và quốc tế.
Qua trao đổi, các đại biểu nhất trí cho rằng, việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, xác thực các thông tin để truy xuất nguồn gốc góp phần đảm bảo chất lượng, tính an toàn của sản phẩm cho hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp kiều bào sẵn sàng đồng hành cùng Thành phố trong triển khai công tác áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa, để từ đó góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phục vụ cung ứng hàng hóa trên địa bàn Thành phố cũng như hội nhập quốc tế.Tin liên quan
-
Thị trường
Đẩy mạnh kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản
15:50' - 26/06/2024
Đây là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu rõ hơn về tiềm năng, chủ trương, chính sách của tỉnh từ đó đặt ra hướng đi, khai thác tiềm năng để phát triển sản phẩm.
-
Tài chính
Tăng thêm mức thuế và đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
21:49' - 13/06/2024
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng từ 5-10% so với quy định hiện hành và tăng dần 5-10%/năm trong các năm giai đoạn 2026-2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá gạo Ấn Độ giảm tuần thứ ba liên tiếp
17:50' - 26/07/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm tuần thứ ba liên tiếp, do chịu áp lực từ nhu cầu thị trường suy giảm, đồng rupee yếu và tình trạng dư cung.
-
Thị trường
Nước mắm truyền thống: Hành trình giữ hồn biển cả
17:08' - 24/07/2025
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống không chỉ là bài toán bảo tồn văn hóa mà còn là chiến lược thúc đẩy kinh tế biển bền vững.
-
Thị trường
Giá hồ tiêu tăng vọt, xuất khẩu dự báo hồi phục tích cực nửa cuối năm
11:36' - 24/07/2025
Sự tăng trưởng ấn tượng về giá trị xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu đến từ sự bứt phá của giá xuất khẩu. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
-
Thị trường
OCOP mở đường cho nông sản vào chuỗi giá trị lớn
09:39' - 24/07/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho biết, đến nay tỉnh có 1.083 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (625 chủ thể tham gia); trong đó, có 13 sản phẩm 5 sao.
-
Thị trường
Nhật Bản sẽ nhập khẩu thêm gạo từ Mỹ trong hạn ngạch miễn thuế hiện hành
15:00' - 23/07/2025
Sau nhiều tháng đàm phán, 2 nước đã đạt được thỏa thuận giảm "thuế quan đối ứng" xuống 15% từ mức đề xuất 25% và cho biết việc tăng cường xuất khẩu gạo từ Mỹ sang Nhật Bản là một phần của thỏa thuận.
-
Thị trường
Hà Nội siết chặt bình ổn giá giữa tâm mưa bão
11:21' - 22/07/2025
Trái với những năm trước, khi có thiên tai, nhiều người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ dẫn đến hiện tượng “cháy hàng”, thì năm nay, tâm lý của người dân đã bình tĩnh hơn, chủ động hơn.
-
Thị trường
Doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân ứng phó bão số 3
10:10' - 22/07/2025
Hệ thống siêu thị WinMart đã nhanh chóng triển khai kế hoạch dự phòng, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành để đảm bảo dự trữ đầy đủ hàng hóa, thực phẩm thiết yếu, thực phẩm khô...
-
Thị trường
Việt Nam lần đầu tham dự hội chợ cà phê tại Chile
08:24' - 21/07/2025
Trong hai ngày 19-20/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Chile đã tham gia Hội chợ ExpoCafé 2025, được tổ chức tại khu triển lãm Espacio Riesco, thủ đô Santiago.
-
Thị trường
Dư cung, cầu yếu kéo giá gạo Ấn Độ xuống mức thấp nhất hơn 2 năm
19:49' - 19/07/2025
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 377-382 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2022, giảm so với mức 380-385 USD/tấn của tuần trước.