Kiểm soát chặt sản phẩm động vật nhập khẩu
Trước nhiều ý kiến người dân cho rằng Việt Nam nhập khẩu nhiều sản phẩm động vật khiến chăn nuôi trong nước gặp khó khăn, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ xuất khẩu, hiện việc nhập khẩu sản phẩm động vật đang được thực hiện theo đúng quy định Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm và các cam kết thương mại quốc tế khi Việt Nam đã tham gia WTO và Tổ chức Thú y Thế giới.
Theo ông Nguyễn Văn Long, bất kỳ sản phẩm động vật nào trước khi vào Việt Nam phải qua nhiều bước. Đầu tiên là nước xuất khẩu nộp hồ sơ để Cục Thú y đánh giá các thông tin liên quan theo yêu cầu như: tình hình dịch bệnh, quy định về giám sát dịch bệnh, quản lý giám sát điều kiện vệ sinh thú y chuỗi sản xuất… để tiến hành phân tích rủi ro nhập khẩu. Sau khi nước xuất khẩu gửi hồ sơ đánh giá, ngành thú y sẽ có đánh giá và báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Việt Nam sẽ có đoàn công tác sang kiểm tra thực tế để đánh giá xem có đúng như hồ sơ. Căn cứ vào kết quả phân tích rủi ro nhập khẩu và kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Tổ chức Thú y Thế giới và các hiệp định có liên quan đến kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật mà Việt Nam đã ký kết, hai bên sẽ thống nhất điều kiện nhập khẩu, mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu vào Việt Nam. Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải tiến hành gửi hồ sơ đăng ký cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thịt gia cầm làm thực phẩm vào Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn thực phẩm. Cục Thú y tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký xuất khẩu của từng cơ sở (kết hợp với kiểm tra thực tế khi cần thiết), cơ sở nào đạt yêu cầu mới được đưa vào danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào Việt Nam. “Trải qua các bước trên, chưa sản phẩm nào có quá trình đánh giá dưới 5 năm”, ông Nguyễn Văn Long cho biết. Sau khi sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, ông Nguyễn Văn Long cho biết, các lô hàng sản phẩm thịt vẫn phải được kiểm dịch nhập khẩu theo quy định và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngành thú y thực hiện lấy mẫu kiểm tra theo chương trình giám sát để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt nhập khẩu. “Như vậy, việc kiểm dịch, kiểm soát sản phẩm động vật từ các nước vào Việt Nam được tổ chức thực hiện chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm sản phẩm thịt được kiểm tra, giám sát của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu”, ông Nguyễn Văn Long khẳng định. Bên cạnh đó, để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn chặn các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhiễm vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,… để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam. Lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép vào Việt Nam, gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường. Trong bối cảnh chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do chi phí vật tư đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ bất ổn và nhiều thời điểm giá sản phẩm đầu ra xuống sâu, người chăn nuôi, các hiệp hội kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phi thuế quan với sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là ngăn chặn sản phẩm buôn bán trái phép để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Hiện có 29 quốc gia được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp có Sàn giao dịch thịt lợn tại Tp. Hồ Chí Minh
21:01' - 14/08/2023
Sàn giao dịch thịt lợn sẽ khác biệt ở mô hình tổ chức, cách vận hành và hạ tầng công nghệ hiện đại được áp dụng vào giao dịch; đặt lợi ích của người dân thành phố lên trên hết.
-
Chuyển động DN
Sớm tháo gỡ vướng mắc về quy định hợp quy với thuốc thú y
18:05' - 14/08/2023
Chiều 14/8, Cục Thú y phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm Phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật về thú y.
-
Kinh tế tổng hợp
Ký kết hỗ trợ cho chuỗi giá trị rau và thịt lợn
12:58' - 26/07/2023
Các tác nhân chuỗi giá trị được lựa chọn tại Hà Nội: cơ sở sản xuất, sơ chế, phân phối, tiêu thụ sản phẩm; các cơ quan, tổ chức trong hệ sinh thái cộng đồng liên quan đến chuỗi giá trị được lựa chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường lúa gạo chờ “sóng” mới từ nhu cầu thu mua tăng
13:45' - 27/07/2025
Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số thương nhân đang tăng cường thu mua lúa gạo từ nông dân để phục vụ cho các hợp đồng trong tương lai.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đàm phán thương mại đẩy giá dầu đi lên
15:51' - 25/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 25/7 khi tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giúp cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê nối dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp
09:49' - 25/07/2025
Các mặt hàng nông sản, năng lượng đóng cửa trong sắc xanh, giá nguyên liệu công nghiệp, kim loại đồng loạt giảm. Ngược chiều với xu hướng của nhóm, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ ba
-
Hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải: Tiên phong từ hạt gạo Việt
09:14' - 25/07/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% do lo ngại nguồn cung từ Nga suy giảm
08:00' - 25/07/2025
Giá dầu thế giới đã tăng 1% trong phiên ngày 24/7 nhờ thông tin Nga sẽ giảm xuất khẩu xăng và lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng 1% chiều 24/7 nhờ kỳ vọng về các cuộc đàm phán thương mại
17:07' - 24/07/2025
Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều 24/7 do thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ có thể làm giảm áp lực lên kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng vẫn giảm nhẹ, giá dầu quay đầu tăng từ chiều 24/7
14:54' - 24/07/2025
Chiều 24/7, giá các loại xăng tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá dầu quay đầu tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá quặng sắt giảm 0,85%
09:38' - 24/07/2025
Trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại tiếp tục lan rộng, thị trường thép toàn cầu đang chứng kiến áp lực lớn lên dòng chảy thương mại, đồng thời nhu cầu yếu kéo dài đè nặng lên giá quặng sắt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ngày càng hạ nhiệt
07:58' - 24/07/2025
Trong phiên 23/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 8 xu Mỹ, tương đương 0,12%, xuống 68,51 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 6 xu Mỹ, tương đương 0,09%, xuống 65,25 USD/thùng.