Khẳng định vị thế cho thủy sản Việt Nam
“Chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững” là phương châm và cam kết hành động của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) đề ra tại Đại hội toàn thể hội viên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 -2030 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 12/6.
Theo Vasep, Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản, chiếm trên 7% thị phần trên thị trường thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy nhưng đối diện nhiều thách thức và sự đào thải khốc liệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động. Thước đo sự phát triển của ngành thủy sản không chỉ là con số xuất khẩu mà còn được dựa trên sự hoàn thiện chuỗi cung ứng và mức lợi nhuận trên toàn chuỗi giá trị.
Một trong những vấn đề nổi bật mà ngành thủy sản Việt Nam cần xem xét đó là kết quả xuất khẩu trong khoảng 5 năm gần đây chỉ cầm chừng quanh mức 8-10 tỷ USD/năm (ngoại trừ 2022). Con số này còn cách khá xa so với mục tiêu xuất khẩu 14 -16 tỷ USD trong chiến lược phát triển ngành thủy sản đến 2030.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Phó Chủ tịch Vasep nhiệm kỳ VI cho biết: Ngành thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức cả về khách quan và chủ quan. Theo đó, biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn lợi tự nhiên; chi phí sản xuất tăng cao do biến động kinh tế toàn cầu và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ cũng khiến cho chi phí và giá thành sản xuất và giá bán cao, khó cạnh tranh. Các thị trường lớn ngày càng áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm, bền vững môi trường làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp. Các thẻ vàng IUU của EU, MMPA của Mỹ, luật chống cưỡng bức lao động, truy xuất nguồn gốc điện tử (e-Traceability)... đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, tăng chi phí tuân thủ và đầu tư công nghệ. Trong khi đó, ngành thuỷ sản Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, vận hành hệ thống tự động. Khủng hoảng logistics toàn cầu, xung đột Nga-Ukraine, chính sách “friendshoring” đang làm thay đổi các chuỗi cung ứng thủy sản, khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó trong định vị lại thị trường. Điều này có thể làm xáo trộn các dòng chảy thương mại giữa các khu vực, gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng chi phí logistics Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Các quốc gia như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan và Trung Quốc đang không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng thủy sản xuất khẩu. Ấn Độ và Ecuador tiếp tục mở rộng sản xuất tôm, áp dụng truy xuất số hóa và giảm giá thành sản phẩm 10–15% so với Việt Nam. Trung Quốc mở rộng hoạt động chế biến, vừa tiêu dùng vừa xuất khẩu, làm thay đổi cán cân cung – cầu toàn cầu. Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Lệ Khanh, trong xu hướng biến động đó, ngành thủy sản cũng đang đón những cơ hội tốt để tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng tầm vị thế. Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu khi dân số thế giới tiếp tục tăng và xu hướng chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh, gia tăng sản phẩm thủy sản trong bữa ăn. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) dự báo, tiêu thụ thủy sản toàn cầu tăng trung bình 2,1%/năm trong giai đoạn 2025–2030. Sản phẩm cá tra, tôm thẻ, các loại thủy sản giá trị gia tăng sẽ tiếp tục được ưa chuộng tại Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Việt Nam có lợi thế được ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp rút ngắn thời gian tiếp cận các thị trường trọng điểm; đồng thời mở ra cơ hội về đa dạng hóa nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Xu hướng tiêu dùng bền vững và ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc, AI trong quản lý nuôi trồng, chế biến và chuyển đổi số trong logistics là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí, tăng tính minh bạch và nâng cao chất lượng sản phẩm. Không chỉ hướng đến xuất khẩu, thuỷ sản Việt Nam còn có thị trường tiêu thụ nội địa với trên 100 triệu dân. Tầng lớp trung lưu gia tăng và nhận thức về sức khỏe được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thủy sản chất lượng cao trong nước dự kiến tăng mạnh. Thủy sản tiện lợi, an toàn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng được người tiêu dùng đánh giá cao. Để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để tăng thị phần và khẳng định vị thế cho thủy sản Việt Nam, thời gian tới, Vasep và các hội viên phải tập trung vào nâng cao lợi ích trên toàn chuỗi và phát triển bền vững. Cụ thể, Vasep đề xuất quy hoạch vùng nuôi chuyên canh hiện đại cho từng loại thủy sản chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; vùng nguyên liệu cá tra, cá basa ở An Giang, Đồng Tháp; nuôi biển (cá mú, cá chẽm, tôm hùm) ở các tỉnh miền Trung như Phú Yên, Khánh Hòa...Xây dựng bản đồ quy hoạch chi tiết, phân định rõ vùng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và truyền thống; kết nối cảng biển, khu chế biến và kho lạnh trong chuỗi logistics. Tăng tốc cấp mã số vùng nuôi, áp dụng AI vào theo dõi dịch bệnh và chất lượng nước.
Song song với vấn đề nguyên liệu, năng lực hội nhập và thích ứng với các xu hướng thương mại của ngành thủy sản cũng cần được cải thiện. Một trong những thách thức lớn hiện nay là thuế đối ứng của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam; trong đó, có thủy sản. Đây không chỉ là trở ngại về chi phí, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao năng lực phòng vệ thương mại và điều chỉnh chuỗi cung ứng theo hướng minh bạch, bền vững.
Ở góc độ hiệp hội, nhiệm kỳ 2025 - 2030 Vasep tập trung liên kết cộng đồng doanh nghiệp; đổi mới dịch vụ, nâng cao chất lượng tư vấn và hỗ trợ hội viên; đẩy mạnh đối thoại chính sách, kết nối quốc tế và ứng phó hiệu quả các rào cản thương mại. Thúc đẩy các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong sản xuất, chế biến, phân phối theo hướng xanh – sạch – tuần hoàn.Đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch, phát triển có trách nhiệm, hướng tới đạt các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Mục tiêu của cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản là đến năm 2030 đưa ngành thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14–16 tỷ USD.
- Từ khóa :
- thủy sản
- xuất khẩu thủy sản
- thủy sản việt nam
- vasep
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thủy sản Việt và “cuộc hẹn” chuyển đổi Xanh
18:03' - 07/06/2025
Với lợi thế gần 500km bờ biển sau khi sáp nhập với Ninh Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là địa phương “nắm giữ chìa khóa” chuyển đổi xanh trong ngành thủy sản.
-
Kinh tế tổng hợp
Phú Yên siết chặt nuôi thủy sản sau hợp nhất hành chính
17:04' - 03/06/2025
Tỉnh Phú Yên đang triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng tăng trên 15%
12:32' - 03/06/2025
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm 2025 đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Phôi thép - cách tránh thuế mới của ngành thép Trung Quốc
19:19'
Các nguồn tin trong ngành cho biết, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang lách hàng rào thuế quan tại các quốc gia như Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách xuất khẩu những sản phẩm bán thành phẩm.
-
Hàng hoá
Ứng dụng hiệu quả công nghệ số để kiểm soát hàng giả
17:05'
Chuyển đổi số với công cụ công nghệ hiện đại giúp nhận diện hành vi bất thường trong giao dịch mua bán nhằm tạo ra hệ thống kiểm soát chặt chẽ, an toàn, bảo đảm quyền lợi người dân và doanh nghiệp,
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu cùng quay đầu giảm nhẹ từ chiều 17/7
14:51'
Chiều 17/7, giá các loại xăng và dầu cùng quay đầu giảm nhẹ theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau 3 phiên giảm
14:40'
Dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến của Trung Quốc và mức sụt giảm dầu dự trữ lớn hơn dự báo của Mỹ đều là những yếu tố hỗ trợ giá dầu.
-
Hàng hoá
"Cú hích" cho chuỗi giá trị ethanol nội địa
14:26'
Từ 1/1/2026, Việt Nam sẽ bắt buộc sử dụng xăng E10 trên toàn quốc, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải.
-
Hàng hoá
Phạt 180 triệu với doanh nghiệp sản xuất hàng giả nhãn hiệu D-nee, Tauau
10:34'
Doanh nghiệp tại Hưng Yên sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau bị xử phạt 180 triệu đồng. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về cung cầu
10:24'
Giá dầu có phiên điều chỉnh giảm nhẹ khi thị trường xuất hiện những lo ngại nhất định về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ.
-
Hàng hoá
TP. Hồ Chí Minh: Nhãn vào mùa thu hoạch, giá giảm mạnh
10:12'
Trung tuần tháng 7/2025, nông dân tại các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như xã Hòa Hiệp, xã Bình Châu, Phước Hải… bước vào mùa thu hoạch chính vụ.
-
Hàng hoá
Lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ tăng giúp hạ nhiệt giá dầu thế giới
08:04'
Chốt phiên 16/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 19 xu Mỹ, xuống 68,52 USD/thùng, trong ki giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 14 xu Mỹ, xuống 66,38 USD/thùng.