IMF: Đà suy thoái ở Mỹ và Trung Quốc có thể mạnh hơn dự kiến trong năm 2022
Trong Báo cáo về kinh tế thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thể chế tài chính này đã đưa ra cảnh báo rằng sự suy thoái ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ mạnh hơn dự kiến trong năm nay, kéo sản lượng kinh tế ở mọi châu lục sụt giảm và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung.
IMF nêu rõ, lạm phát cao hơn, tình trạng tắc nghẽn của chuỗi cung ứng tiếp diễn, một số hoạt động kinh tế phải tạm ngừng do đại dịch và tình trạng thiếu lao động tiếp tục ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới, bất kể giàu hay nghèo.Thể chế này lưu ý, nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 trong điều kiện yếu hơn so với dự kiến, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 4,9% được đưa ra chỉ ba tháng trước, xuống 4,4%.
IMF cho biết, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ và đề xuất cho các chính sách xã hội và cơ sở hạ tầng trị giá 2.200 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden không được thông qua là một trong những lý do khiến thể chế tài chính này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 4%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tại Trung Quốc, quốc gia đóng vai trò là động lực tăng trưởng chủ chốt của thế giới trong những năm gần đây, IMF chỉ ra sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản và chính sách “Zero COVID” khiến hoạt động đi lại bị hạn chế, các doanh nghiệp đóng cửa và chi tiêu tiêu dùng giảm sút.IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xuống 4,8% trong năm nay, giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Tuy vậy, IMF nhấn mạnh rằng các con số dự báo trên có mức độ không chắc chắn khá cao, bởi diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19, khả năng xảy ra các thảm họa thiên nhiên liên quan đến khí hậu, tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng chính trị gia tăng, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới Ukraine hiện nay. Giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 bước sang năm thứ ba, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, Gita Gopinath, ước tính thiệt hại kinh tế toàn cầu liên quan đến đại dịch sẽ lên tới 13.800 tỷ USD vào cuối năm 2024.Triển vọng kinh tế mờ nhạt được vẽ ra khi chính phủ các nước hiện có ít dư địa hơn để thay đổi cách họ tiêu tiền.
Mức nợ công toàn cầu đã tăng lên trong hai năm qua, khi các quốc gia phải vật lộn với cuộc khủng hoảng COVID-19 và cứu trợ cho người dân của họ. Do đó, mức chi tiêu công khó có thể đạt được mức tương tự trong tương lai.
Bên cạnh đó, sự gia tăng đáng lo ngại của lạm phát đã làm tăng gấp đôi chi phí năng lượng ở phần lớn châu Âu và khiến giá thực phẩm trở nên “khó với” hơn ở những nơi như châu Phi cận Sahara và Brazil (Bra-xin). Đại dịch cũng đã thay đổi cách người dân ở nhiều nơi trên thế giới tiêu tiền, chuyển số tiền có thể được sử dụng để ăn uống, du lịch và giải trí sang những hàng hóa mà họ có thể tiêu khiển hoặc sử dụng ở nhà.Nhu cầu tăng cao, kết hợp với những khó khăn dai dẳng trong việc di chuyển hàng hóa từ thành phố này sang thành phố kia, hoặc từ lục địa này sang lục địa khác, cộng với giá năng lượng tăng chóng mặt và tình trạng thiếu lao động, đã khiến giá hàng hóa không ngừng leo thang.
Theo IMF, một số trong những áp lực trên dự kiến sẽ giảm dần vào cuối năm nay, song không phải ở mọi nơi. Riêng tại Mỹ, rất nhiều người bỏ việc đã tạo ra tình trạng thiếu lao động dai dẳng và khiến mức lương tăng cao hơn nhiều so với các nước khác.Mức chi tiêu cao của người Mỹ cũng đã làm trầm trọng thêm phần nào sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Fed đã tuyên bố rõ rằng, trọng tâm chính của họ đã chuyển từ kích thích kinh tế trong thời kỳ đại dịch sang chống lạm phát. Quyết sách của Fed về vấn đề này dự kiến sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính sách ngày 26/1 (giờ địa phương).
Trong khi đó, đà giảm tốc kinh tế ở Trung Quốc, nước vừa là nhà cung cấp lớn, cũng vừa là nhà nhập khẩu hàng hóa “khổng lồ” từ các nước khác, cũng gây ra nỗi quan ngại trên toàn thế giới.Thị trường bất động sản lao dốc, các quy định hạn chế nghiêm ngặt của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 và việc thiếu điện nghiêm trọng tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
IMF cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giảm 0,4 điểm phần trăm xuống 3,9% trong năm nay.Sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô, khiến IMF hạ mạnh (0,8 điểm phần trăm) mức dự báo tăng trưởng kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Mặc dù IMF nâng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2023, nhưng thể chế tài chính này nhấn mạnh rằng sự cải thiện nhỏ sẽ không đủ để bù đắp được đà suy thoái vào năm 2022./.- Từ khóa :
- kinh tế trung quốc
- kinh tế mỹ
- trung quốc
- mỹ
- imf
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kế hoạch tăng lãi suất của Fed “dội gáo nước lạnh” vào sự phục hồi kinh tế
18:15' - 22/01/2022
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất có thể "dội một gáo nước lạnh" vào sự phục hồi kinh tế vốn đã yếu kém ở một số quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Tiền số không còn là tài sản phòng ngừa rủi ro nữa
10:57' - 13/01/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tiền kỹ thuật số không thể được xem là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường nữa.
-
Tài chính
IMF: Fed thắt chặt tiền tệ có thể làm dòng vốn chảy mạnh hơn khỏi thị trường mới nổi
14:13' - 11/01/2022
Ngày 10/1, IMF cảnh báo việc Fed đẩy nhanh hơn lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ có thể khiến dòng vốn chảy ra ngoài mạnh hơn và đồng tiền ở các thị trường mới nổi mất giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước ngoặt chiến lược trong hợp tác song phương
08:59'
Các tờ báo lớn tại Maroc, như Le Matin (Buổi sáng) và La Vie Eco, đã dành nhiều bài viết và phóng sự để phản ánh chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
Hình mẫu về kiểm soát hiệu quả rủi ro và bảo vệ lợi ích quốc gia, khu vực
17:41' - 27/07/2025
Việt Nam có thể đóng góp vào nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN bằng cách tiếp tục giữ vai trò của một thành viên tích cực, thông qua việc dẫn dắt các nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế riêng của ASEAN
12:34' - 27/07/2025
Theo ông Harry Hoang OAM, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong suốt 30 năm qua, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giới đầu tư – những người đang “nhắm” tới ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.