IFC Việt Nam cần chính sách vượt trội
Theo định hướng của Chính phủ, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ là nơi tập trung các định chế tài chính lớn, quỹ đầu tư, doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) và các hoạt động dịch vụ tài chính cao cấp. Việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Để tạo lợi thế cạnh tranh, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần áp dụng chính sách thuế hấp dẫn tương tự các trung tâm tài chính hàng đầu như Singapore, Dubai hay Hồng Kông (Trung Quốc).Kinh nghiệm của quốc tế cho thấy Singapore sử dụng các chính sách thuế thu nhập thuận lợi và trợ cấp tài chính hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực nước ngoài, biến quốc đảo này thành thỏi nam châm thu hút nhân tài hàng đầu thế giới, với hơn 3.000 chuyên gia đầu tư.Hay tại Trung tâm tài chính Dublin (Ireland) chuyên môn hóa vào xuất khẩu các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, thông qua việc triển khai các thỏa thuận ưu đãi về thuế và ban hành ưu đãi tín dụng thuế nghiên cứu và phát triển (R&D).Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đối với chính sách thuế, cần có ưu đãi vượt trội để hấp dẫn, thu hút đầu tư, bảo đảm tính cạnh tranh; mặt khác cũng cần phải bảo đảm các chính sách thuế khả thi, có cơ chế kiểm soát, tránh lợi dụng gây thất thoát ngân sách, không vi phạm các cam kết quốc tế.Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, nhằm thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế, quy định về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với dự án đầu tư mới tại Trung tâm tài chính thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển vào Trung tâm tài chính; đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới phát sinh tại địa bàn Trung tâm tài chính quốc tế không thuộc ngành, nghề ưu tiên; nguyên tắc lựa chọn mức ưu đãi thuế khi cùng đáp ứng các điều kiện để hưởng nhiều mức ưu đãi...); chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân (đối với cán bộ quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, người có trình độ chuyên môn cao làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế); chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng...Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp, dự án đầu tư mới tại Trung tâm tài chính quốc tế thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển vào Trung tâm tài chính quốc tế được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới phát sinh tại địa bàn Trung tâm tài chính không thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển vào Trung tâm tài chính được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% trong thời gian 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.Với thuế thu nhập cá nhân, người làm việc có trình độ chuyên môn cao tại Trung tâm tài chính quốc tế miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại Trung tâm tài chính quốc tế đến hết năm 2030; cá nhân có khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, quyền góp vốn vào thành viên được miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2030. Theo đó, việc miễn thuế thu nhập cá nhân là cần thiết để thu hút lực lượng các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao vào Việt Nam, khi đất nước cần thu hút các nhân tài vào lĩnh vực tài chính về xây dựng và vận hành trung tâm tài chính.
Cùng với đó là miễn, giảm thuế giá trị gia tăng với các dịch vụ tài chính thực hiện trong Trung tâm tài chính quốc tế. Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu từ Trung tâm tài chính quốc tế ra nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào Trung tâm tài chính quốc tế được áp dụng mức thuế suất và thủ tục thuế xuất nhập khẩu ưu đãi nhất theo các cam kết hội nhập của Việt Nam.Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế chính sách phát triển Trung tâm tài chính quốc tế đã đưa ra hàng loạt chính sách thuế ưu đãi mạnh mẽ, nhưng cần đi kèm với khung pháp lý rõ ràng, rà soát ưu đãi để tránh vi phạm cam kết quốc tế, đặc biệt quy định thuế tối thiểu toàn cầu, cùng với đó là có cơ chế giám sát, minh bạch, tránh bị lợi dụng và gây thất thu ngân sách nhà nước.Chia sẻ về các chính sách thu hút các nhà đầu tư trên thế giới tham gia vào Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, ThS. Lưu Ánh Nguyệt, Phó trưởng Ban Phát triển Thị trường Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính khuyến nghị cần quan tâm đến chỉ số đánh giá xếp hạng trung tâm tài chính (GFCI) theo 5 tiêu chí: Môi trường kinh doanh và thuế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, phát triển thị trường tài chính, danh tiếng…Riêng về chính sách thuế, ThS. Lưu Ánh Nguyệt cho rằng cần miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân hoạt động tại trung tâm tài chính quốc tế. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ một số nước như Thổ Nhĩ kỳ đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giao dịch ngân hàng và bảo hiểm cho doanh nghiệp tại trung tâm tài chính quốc tế.- Từ khóa :
- trung tâm tài chính quốc tế
- ifc
- việt nam
- chính sách
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng đầu tư ở Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
14:36' - 28/04/2025
Tại Kỳ họp thứ 9 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển Trung tâm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
15:49' - 03/04/2025
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.