Huy động nguồn lực tư nhân đóng góp cho đổi mới sáng tạo
Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Các văn bản, chính sách chỉ đạo trên đều xác định rõ, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là “xương sống” của công cuộc hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhất là nguồn lực tư nhân để góp phần thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Riêng trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu quan điểm: “Đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để kết nối khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, mang lại giá trị thực tiễn mạnh mẽ cho xã hội. Trong khi khoa học công nghệ đã được coi là quốc sách, thì đổi mới sáng tạo mới thực sự là yếu tố quyết định để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và bền vững trong nền kinh tế”.*Đa dạng hóa nguồn vốn tư nhân
Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết đưa ra là đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư vốn tư nhân Việt Nam 2025 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và các đối tác công bố tại Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025, Việt Nam ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024. Mức độ tham gia của nhà đầu tư rất tích cực khi có tới gần 150 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động trong năm 2024 tại Việt Nam, chủ yếu đến từ Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Về vĩ mô, GDP của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt 7,1% trong năm 2024, vượt trội so với phần lớn các nền kinh tế châu Á. Quy mô nền kinh tế ngày càng lớn mạnh và dự kiến đạt quy mô 1.100 tỷ USD vào năm 2035, gấp 2,5 lần so với hiện tại. Đáng chú ý, Việt Nam cũng đang nổi lên là điểm "nóng" của các lĩnh vực công nghệ thế hệ mới như đầu tư vào start-up trí tuệ nhân tạo (AI) tăng gấp 8 lần so với năm trước đó, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tăng gấp 9 lần, số lượng thương vụ đầu tư vào công nghệ xanh tăng gấp 2 lần. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư công nghệ toàn cầu. Cùng với chính sách dịch chuyển chuỗi cung ứng đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Theo Phó Thủ tướng, để hiện thực hóa các tiềm năng về kinh tế số, Chính phủ Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chính phủ sẽ tiếp tục có những cơ chế, chính sách khuyến khích, nhằm thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. “Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, khuyến khích sáng tạo, thử nghiệm và thương mại hóa công nghệ, đồng thời tăng cường hợp tác, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định. Ông Vinnie Lauria, thành viên Hội đồng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân Việt Nam nhận định, hiện nay, Việt Nam đang có lực lượng lao động được đào tạo bài bản, kỹ năng cao và rất chăm chỉ. Đối với góc độ nhà đầu tư, đây là những yếu tố để phát triển bền vững. Tuy nhiên, thời gian tới, Việt Nam cần có những thay đổi mạnh mẽ. Đó là cho phép người Việt Nam sở hữu cổ phiếu của các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty công nghệ; tạo thuận lợi cấp visa cho các chuyên gia vào Việt Nam làm việc cũng như đơn giản hoá thủ tục tại sân bay. Chia sẻ ý kiến từ phía khối doanh nghiệp công nghệ, ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ Trí Nam cho rằng, ở bất cứ một đất nước nào, việc sản sinh ra của cải vật chất hàng ngày đều tập trung chính ở các doanh nghiệp tư nhân. Việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể là tất yếu và sẽ giúp GDP Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Để làm được điều này, cần tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, biến ý tưởng thành những doanh nghiệp start up rồi trở thành doanh nghiệp nhỏ, chúng ta sẽ có được một chuỗi kinh tế tư nhân, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần chung tay, liên kết với doanh nghiệp để có những sản phẩm tốt, môi trường kinh doanh phát triển, thu hút được nhiều nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp công nghệ, trong bối cảnh cả nước triển khai Nghị quyết 57, mới đây là Nghị quyết 68, cần tập trung vào nghiên cứu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để ứng dụng được vào chuyển đổi số, nâng cấp các sản phẩm để thích ứng với điều kiện mới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất 3 vấn đề cốt lõi để hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo
19:46' - 06/05/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Bổ sung cơ chế hỗ trợ cho hoạt động đổi mới sáng tạo
09:39' - 06/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 6/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Chính sách mới
Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
08:25' - 06/05/2025
Ngày 5/5, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Trung tâm).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển dịch năng lượng vẫn đối mặt với thách thức thể chế và tài chính
11:30'
Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng thường niên 2025 sáng 28/7 nhận định việc chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức, nhất là khoảng trống thể chế và rào cản tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ hợp tác với Fukuoka (Nhật Bản) trong lĩnh vực thoát nước
11:25'
Sáng 28/7, tại thành phố Cần Thơ diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thoát nước và giao lưu kinh tế giữa Ủy Ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Chính quyền thành phố Fukuoka (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm thực thi EVFTA: Giữ vững nhịp tăng trưởng hợp tác kinh tế Việt Nam và EU
10:16'
EVFTA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp tăng trưởng của thương mại Việt Nam – EU trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.