Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk - Tiềm năng “vàng” từ sự “cộng hưởng”
Khi hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, không gian phát triển được mở rộng, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp. Với quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn, đường bờ biển dài, cùng nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nơi đây sẽ trở thành “thủ phủ” của cây cà phê, sầu riêng, cây lương thực, nuôi trồng, đánh bắt hải sản... Đây là cơ hội lớn để kiến tạo một trung tâm nông nghiệp hàng đầu cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để những nông sản giá trị cao vươn ra thế giới.
Tỉnh Đắk Lắk còn dẫn đầu cả nước về diện tích sầu riêng với 38.800 ha, sản lượng 361.986 tấn. Bên cạnh cà phê, sầu riêng, Đắk Lắk còn có diện tích hồ tiêu lớn với 27.730 ha, sản lượng 74.827 tấn, cùng nhiều cây trồng có giá trị khác như mắc ca, ca cao, điều, cao su, bơ… giúp tỉnh trở thành một trong những vựa nông sản lớn nhất cả nước.
Ông Lê Minh Quân, thành viên Tổ hợp tác Hòn Đen (xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) cho biết, Tổ hợp tác đã được cấp mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích 12ha. Khi Đắk Lắk và Phú Yên hợp nhất, nông dân địa phương được thừa hưởng thương hiệu sầu riêng Đắk Lắk, vốn đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đắk Lắk đã phát triển tương đối tốt các mối liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã và đơn vị xuất khẩu. Việc chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ giúp nông dân từng bước nâng cao năng lực tiếp cận thị trường... Với 189 km bờ biển, Phú Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển gồm du lịch, nuôi trồng thủy sản. Phú Yên được mệnh danh là “thủ phủ nghề nuôi tôm hùm” ở Việt Nam. Năm 2024, toàn tỉnh có gần 177.000 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng khoảng 2.260 tấn, giá trị tương đương 1.800 tỷ đồng, dẫn đầu cả nước. Vùng đất này còn được biết đến là “cái nôi của nghề câu cá ngừ đại dương”. Toàn tỉnh hiện có hơn 3.000 tàu cá, trong đó khoảng 660 tàu cá chuyên khai thác vùng biển khơi. Năm 2024, tổng sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh đạt hơn 68.400 tấn, trong đó sản lượng cá ngừ đại dương khoảng 3.800 tấn. Có thể nói, Đắk Lắk và Phú Yên đều là những địa phương có nền kinh tế dựa trên sự phát triển của nông nghiệp. Với nhiều tiềm năng, dư địa phát triển, cùng những lợi thế của từng địa phương, sau khi sáp nhập, nền nông nghiệp sẽ bổ trợ, tương hỗ cho nhau về nhiều mặt để khai thác, phát huy hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, sau khi sáp nhập, tỉnh Đắk Lắk mới hứa hẹn sẽ là vùng sản xuất, chế biến đa dạng các ngành hàng nông sản từ cây ăn trái, cây công nghiệp đến các mặt hàng thủy hải sản.Lợi thế đa chiều, tạo đà tăng trưởng bền vững
Theo các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, việc hợp nhất hai tỉnh mang lại nhiều lợi thế rõ ràng, không chỉ tạo sự đa dạng hóa trong cơ cấu kinh tế mà còn tăng cường khả năng chống chịu trước những biến động của thị trường. Chẳng hạn, nông sản Đắk Lắk có thể tìm được đầu ra thuận lợi hơn thông qua hệ thống cảng biển ở Phú Yên.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) là doanh nghiệp lớn của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh số xuất khẩu năm 2024 của công ty đạt 350 triệu USD. Ông Lê Đức Huy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Simexco DakLak nhận định, hợp nhất Đắk Lắk - Phú Yên là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thêm ngành hàng chế biến xuất khẩu như chế biến sâu hải sản. Bên cạnh đó, với lợi thế địa phương là “thủ phủ cà phê” của cả nước, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào chế biến sâu ngành hàng cà phê, góp phần đưa Đắk Lắk trở thành trung tâm chế biến của cà phê cả nước. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Huấn cho rằng, sau khi sáp nhập, hai tỉnh sẽ tạo nên một hệ sinh thái nông nghiệp hoàn chỉnh từ núi xuống biển, từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp đến thủy sản, giúp hình thành các chuỗi giá trị liên kết “vùng nguyên liệu - chế biến - xuất khẩu”, giảm chi phí logistics, tăng giá trị gia tăng sản phẩm. Mặt khác, diện tích gieo trồng lúa, ngô, sắn, mía của hai tỉnh đạt trên 300.000 ha, sản lượng lương thực hằng năm ước tính hơn 1,8 triệu tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho cả vùng, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến. Để khai thác và phát huy tốt lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Nguyễn Minh Huấn, cần rà soát, tích hợp và điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, các đề án, dự án… thành một quy hoạch chung hợp lý, tận dụng địa hình đa dạng (miền núi - trung du - đồng bằng - ven biển). Việc quy hoạch cần xác định rõ vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng bảo tồn giống bản địa; kết nối các vùng sinh thái nông nghiệp để đa dạng hóa sản phẩm và mùa vụ. Ngành nông nghiệp phải tái cơ cấu theo hướng ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp hướng tới sử dụng công nghệ số và kỹ thuật canh tác bền vững… Với thế mạnh về nông nghiệp và nhiều dư địa để phát triển, việc hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sẽ mở ra không gian lớn hơn, cơ hội mới cho doanh nghiệp, hình thành một vùng nông nghiệp liên hoàn. Đây là hướng đi quan trọng để “thủ phủ cà phê”, “thủ phủ sầu riêng”, “thủ phủ nghề nuôi tôm hùm” và “cái nôi của nghề câu cá ngừ đại dương” của Việt Nam đứng vững, vươn xa trên thị trường quốc tế. Tỉnh Đắk Lắk trong tương lai được kỳ vọng trở thành trung tâm nông nghiệp xanh, hiện đại, nơi những thương hiệu nông sản Việt Nam được xây dựng từ nền tảng vững chắc: chất lượng, bền vững và hội nhập.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hợp nhất Đắk Lắk - Phú Yên: Tầm nhìn chiến lược, kỳ vọng tương lai
15:53' - 22/04/2025
Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII định hướng hợp nhất 2 tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk thành tỉnh mới có tên là Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành “siêu tỉnh công nghiệp”
10:13' - 19/04/2025
Khi hợp nhất, tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có vai trò, vị thế rất lớn, trở thành một “siêu tỉnh công nghiệp” do hợp nhất hai “thủ phủ công nghiệp” của miền Bắc trước đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Dự kiến tên gọi và nơi đặt trụ sở các xã, phường của Quảng Bình sau hợp nhất
09:20' - 17/04/2025
Tỉnh ủy Quảng Bình vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, ngày 14/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước sau hợp nhất
15:55' - 15/04/2025
Sau khi Nghị quyết 60-NQ/TW được ban hành nhằm sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều thay đổi mang tính chiến lược.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm thực thi EVFTA: Giữ vững nhịp tăng trưởng hợp tác kinh tế Việt Nam và EU
10:16'
EVFTA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp tăng trưởng của thương mại Việt Nam – EU trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.