Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
Sau ba ngày làm việc tại tỉnh bang Alberta của Canada, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã chính thức bế mạc vào ngày 22/5 với tuyên bố chung thể hiện lập trường thống nhất trong nhiều vấn đề kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Canada Francois-Philippe Champagne nhấn mạnh tại buổi họp báo kết thúc hội nghị: “Chúng tôi đã tìm thấy tiếng nói chung về các vấn đề toàn cầu cấp bách nhất mà chúng tôi phải đối mặt. Điều này gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng G7 thống nhất về mục tiêu và hành động”.
Tuyên bố chung cho thấy nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu gồm Mỹ, Canada, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Pháp đã vượt qua những hoài nghi trước đó về khả năng đồng thuận, trong bối cảnh vẫn tồn tại các khác biệt đáng kể – đặc biệt là tranh cãi liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ với các đồng minh châu Âu và Canada.Giới quan sát từng bày tỏ lo ngại hội nghị sẽ rơi vào bế tắc, khi các tranh chấp thương mại và khác biệt trong tiếp cận chính sách kinh tế có thể làm lu mờ nỗ lực hợp tác chung. Tuy nhiên, G7 đã thể hiện quyết tâm vượt qua bất đồng để cùng hành động trước các nguy cơ đang đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những điểm nhấn của hội nghị là cam kết thúc đẩy sự hiểu biết chung về các chính sách và hoạt động phi thị trường – như trợ cấp nhà nước thiếu minh bạch hay thao túng thương mại – vốn được cho là làm suy yếu an ninh kinh tế quốc tế. Các lãnh đạo tài chính G7 đồng thuận rằng cần xử lý tình trạng “mất cân bằng quá mức” trong hệ thống kinh tế toàn cầu, một vấn đề có thể làm gia tăng rủi ro tài chính và gây bất ổn vĩ mô.
Tuyên bố chung không đề cập trực tiếp đến chính sách áp thuế của Mỹ – một chủ đề nhạy cảm – song Bộ trưởng Tài chính Canada khẳng định vấn đề này không bị né tránh trong các cuộc thảo luận. Ông Champagne cho biết Canada đang tìm kiếm một giải pháp để Mỹ xóa bỏ mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại cởi mở và tôn trọng lẫn nhau trong xử lý bất đồng thương mại.
Bên cạnh các nội dung kinh tế, G7 cũng thảo luận về nguy cơ mất ổn định từ chuỗi cung ứng toàn cầu. G7 kêu gọi đẩy mạnh phân tích về mức độ tập trung thị trường và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, nhất là trong bối cảnh xung đột địa chính trị và biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Một vấn đề mới được đưa vào chương trình nghị sự là sự gia tăng các lô hàng xuất khẩu theo quy chế “de minimis” – quy định cho phép miễn thuế và đơn giản thủ tục hải quan đối với hàng hóa giá trị thấp. Tuyên bố chung của G7 cảnh báo rằng quy định này có thể gây quá tải cho hệ thống hải quan, đồng thời bị những tổ chức tội phạm lợi dụng để buôn lậu ma túy và hàng hóa bất hợp pháp. G7 cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao năng lực giám sát và xử lý các nguy cơ phát sinh từ hoạt động thương mại xuyên biên giới. Ngoài ra, xung đột Nga – Ukraine tiếp tục là một chủ đề trọng tâm của hội nghị. Các bộ trưởng G7 tuyên bố sẽ cân nhắc mọi phương án, bao gồm mở rộng lệnh cấm vận đối với Moskva nếu không đạt được tiến triển trong việc thiết lập lệnh ngừng bắn. Lập trường này cho thấy G7 tiếp tục giữ nguyên quan điểm đối với Nga, đồng thời khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine về cả tài chính, nhân đạo. Hội nghị lần này được xem là bước chuẩn bị quan trọng cho Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra từ ngày 15-17/6 tại Canada, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kết quả tích cực từ hội nghị cấp bộ trưởng không chỉ giúp tạo nền tảng cho các cuộc đàm phán cấp cao sắp tới, mà còn gửi đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò dẫn dắt toàn cầu của G7 trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt nhiều thách thức mới. Tuy nhiên, để duy trì vai trò dẫn dắt, nhóm này cần vượt qua những khác biệt nội bộ và đưa ra hành động cụ thể, thay vì chỉ dừng lại ở các cam kết mang tính nguyên tắc.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35' - 17/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 có thể ngừng cung cấp năng lượng cho Mỹ
15:35' - 14/12/2024
Truyền thông Mỹ ngày 13/12 đưa tin ông Doug Ford, Thủ hiến Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada cảnh báo ngừng cung cấp năng lượng cho Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump tăng thuế hàng nhập từ Canada
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26'
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45'
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57'
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46' - 26/07/2025
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.