Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng
Chiều tối 19/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng bảo đảm phù hợp Hiến pháp, thẩm quyền của Quốc hội và các luật liên quan, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố Hải Phòng sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng về quản lý đầu tư; quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên và môi trường; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, nhà quản lý, lao động có trình độ cao; thành lập và hoạt động của Khu thương mại tự do tại thành phố. Về phạm vi áp dụng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội nêu: Theo mở rộng địa giới hành chính, Hải Phòng sẽ sáp nhập với tỉnh Hải Dương, do đó, căn cứ vào quy định, định hướng, kết luận của Bộ Chính trị, cùng với những chính sách hiện nay đang trình Quốc hội, đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá chính xác về địa giới hành chính để có phạm vi mở rộng theo hướng phù hợp với địa giới hành chính mới, đảm bảo tính hợp lý, phát huy được hiệu quả của địa bàn mới. Giải trình về nội dung này, Chính phủ cho biết, tại văn bản số 14708-CV/VPTW ngày 5/5/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương cho phép các địa phương sau sáp nhập được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện đối với các địa phương trước khi sáp nhập. Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết, Chính phủ đã chủ động bám sát các định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tinh thần đổi mới tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương để rà soát hiện trạng, đánh giá tiềm năng phát triển, các động lực tăng trưởng, nhằm định hướng chính sách phù hợp với đặc điểm của cả hai địa phương. Do đó, các nội dung chính sách trong dự thảo Nghị quyết đã được thiết kế một cách linh hoạt, bảo đảm phát huy lợi thế, tiềm năng, thế mạnh, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển của Hải Phòng hiện hữu mà còn đảm bảo sự phát triển đồng bộ của cả hai địa phương thành phố Hải Phòng - tỉnh Hải Dương sau khi hợp nhất, từ đó tạo nền tảng vững chắc để thành phố Hải Phòng (sau hợp nhất) tiếp tục trở thành một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, Ủy ban thống nhất với nhiều nội dung tiếp thu, giải trình của Chính phủ.
Về điều khoản thi hành (khoản 6 Điều 12), dự thảo Nghị quyết quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì việc áp dụng do UBND thành phố quyết định”. Thường trực Ủy ban nhận thấy, việc giao UBND quyết định việc áp dụng sẽ rút ngắn quy trình, bảo đảm tính kịp thời trong tổ chức thực hiện, song cũng đề nghị cân nhắc để bảo đảm tính thống nhất với hướng quy định tại các nghị quyết khác. Theo Nghị quyết 136/2024/QH15 và Nghị quyết số 137/2024/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An thì thẩm quyền quyết định đang giao HĐND cấp tỉnh. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết; đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát để bảo đảm thực hiện đúng chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật; tiếp tục rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để bảo đảm chất lượng trình Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát và hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Nghị quyết bảo đảm rõ ràng, minh bạch gắn với trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, chống tiêu cực, không thể xảy ra thất thoát lãng phí, bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân, hài hòa lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư.Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/hoan-thien-du-thao-nghi-quyet-thi-diem-chinh-sach-dac-thu-phat-trien-hai-phong-post1045257.vnp
Tin liên quan
-
Công nghệ
Báo chí Hải Phòng đổi mới để dẫn đường trong kỷ nguyên số
14:00' - 16/06/2025
Trong bối cảnh hội nhập, chuyển đổi số và bùng nổ công nghệ, báo chí tiếp tục là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng.
-
Thị trường
Hải Phòng xử lý 25 vụ vi phạm về gian lận thương mại
17:44' - 13/06/2025
Tính từ ngày 15/12/2024 đến hết tháng 5/2025, lực lượng quản lý thị trường Hải Phòng đã tiến hành 35 vụ kiểm tra và xử lý 25 vụ vi phạm.
-
Chuyển động DN
Hải Phòng có thêm một dự án FDI vốn đầu tư 20 triệu USD đi vào hoạt động
21:32' - 11/06/2025
Công ty TNHH Innox Ecom Vina cùng UBND thành phố Hải Phòng đã chính thức khánh thành đưa vào sản xuất Dự án sản xuất SiO tại Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư là 20 triệu đô la Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch hệ sinh thái công nghiệp TP. Hồ Chí Minh theo chuỗi giá trị mới
12:45'
TP. Hồ Chí Minh đã và đang hướng đến mô hình phát triển khu công nghiệp bền vững, với việc triển khai Đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của một số khu chế xuất - khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai đề án môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô
11:44'
Đối với sông Tô Lịch, đến thời điểm này, Hà Nội đã nạo vét được hơn 2/3 khối lượng bùn thải dưới lòng sông, đạt xấp xỉ 8.600 m3. Khoảng 3.200 m3 còn lại ở đoạn hạ lưu đang tiếp tục được xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55'
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
08:45'
Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2025
08:41'
Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến vào 8 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Senegal
08:35'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal.