Hé lộ bất ngờ về cấu trúc bên trong Mặt Trăng
Chúng ta đã biết rằng vùng sáng của Mặt Trăng trông khác với vùng tối kể từ khi chúng ta bắt đầu quan sát vệ tinh của Trái Đất này. Nhưng chúng ta chưa chắc chắn liệu sự khác biệt đó có phản ánh điều gì đó sâu xa hơn - một cái gì đó dưới bề mặt Mặt Trăng hay không, Ryan Park tại Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực NASA ở California cho biết. Ông và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ tàu vũ trụ GRAIL của NASA để chứng minh điều đó.
Trong sứ mệnh GRAIL, hai tàu vũ trụ đã quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2011 và 2012 trong khi thu thập dữ liệu về cách trọng lực của Mặt Trăng ảnh hưởng đến chuyển động tương ứng của chúng. Bởi vì trường hấp dẫn phản ánh các đặc điểm vật lý của nó, điều này cho phép các nhà nghiên cứu tính toán hình dạng của Mặt Trăng và cách nó bị biến dạng bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Nhưng các chi tiết của trường hấp dẫn này không thể được giải thích chỉ bằng vẻ ngoài của Mặt Trăng - các nhà nghiên cứu phải xem xét liệu phần bên trong có thể không đồng đều hay không. Các nghiên cứu trước đây dự đoán rằng vùng sáng của Mặt Trăng sẽ biến dạng nhiều hơn vùng tối khi đáp ứng với lực kéo của Trái Đất, Jeffrey Andrews-Hanna tại Đại học Arizona cho biết. Công trình mới xác nhận điều đó và "cung cấp cái nhìn mới về phần bên trong của Mặt Trăng", ông nói.
Park và nhóm của ông đã sử dụng dữ liệu GRAIL để tính toán chính xác mức độ nhạy cảm của Mặt Trăng trong việc thay đổi hình dạng đáp ứng với trọng lực của Trái Đất. Họ phát hiện ra rằng thước đo này lớn hơn 72% khi so với giải thuyết bên trong của Mặt Trăng hoàn toàn đồng đều và đối xứng.
Sean Solomon tại Đại học Columbia ở New York cho biết mô hình về cấu trúc bên trong của Mặt Trăng này cũng phù hợp với những gì chúng ta biết về lịch sử núi lửa của Mặt Trăng và sự phân bố của các nguyên tố phóng xạ, như urani và thori, gần bề mặt của "quả cầu bạc".
Theo ông Park, nguyên nhân khiến Mặt Trăng lại trở nên như vậy vẫn là một câu hỏi mở, mặc dù một số cấu trúc bên trong không đồng đều của Mặt Trăng có thể do lịch sử va chạm với các vật thể khác. Trong tương lai, nhóm của ông Park muốn sử dụng các phép đo địa chấn của các trận "động đất mặt trăng" để củng cố hiểu biết của họ về phần bên trong của Mặt Trăng. Những phép đo đó sẽ đến từ các thiết bị như Farside Seismic Suite, mà NASA dự định phóng vào năm 2026.
Tin liên quan
-
Đời sống
Phát hiện dấu chân hóa thạch lâu đời nhất của bò sát tại Australia
08:55' - 15/05/2025
Các nhà khoa học Australia vừa xác định được dấu chân hóa thạch lâu đời nhất của một loài động vật "giống bò sát" trên một phiến đá cát được tìm thấy gần Melbourne.
-
Đời sống
Phát hiện ký sinh trùng nguy hiểm có khả năng "hóa lỏng" nội tạng con người
07:40' - 14/05/2025
Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) vừa có phát hiện đột phá về cơ chế hoạt động của một loại ký sinh trùng nguy hiểm có khả năng "hóa lỏng" nội tạng con người.
-
Đời sống
Gần 40% người dân Nhật Bản được khảo sát trải lòng về cảm giác cô đơn
08:00' - 13/05/2025
Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ một thực trạng đáng lưu tâm: có đến 39% người dân nước này được hỏi thường xuyên hoặc đôi khi cảm thấy cô đơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội – TPHCM khứ hồi tuần từ 4-10/8/2025
11:25'
Trong tuần từ 4-10/8/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và TP.HCM ghi nhận xu hướng ổn định.
-
Đời sống
WHO cảnh báo suy dinh dưỡng tại Gaza ở mức “báo động”
08:16'
Ngày 27/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng tại Dải Gaza ở mức “báo động”, đồng thời chỉ trích việc “cố ý cản trở” viện trợ là nguyên nhân khiến nhiều người thiệt mạng.
-
Đời sống
Nỗ lực tìm kiếm người mất tích do mưa lũ ở Sơn La
07:38'
Các trận mưa lớn kéo dài trong chiều tối và đêm 26 đến rạng sáng 27/7 đã gây sạt lở đất, lũ quét tại xã Chiềng Sơ, tỉnh Sơn La, làm 1 người tử vong, 3 người mất tích do bị lũ cuốn.
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí làm tăng mạnh nguy cơ sa sút trí tuệ
07:34'
Theo các nhà khoa học, không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và đặc biệt mạnh hơn ở chứng sa sút trí tuệ do mạch máu não bị suy yếu.
-
Đời sống
Phát hiện cơ chế giúp não tự làm sạch, mở ra hy vọng chữa Alzheimer
07:32'
Các nhà khoa học tại Đại học California - San Francisco (UCSF) vừa khám phá ra một cơ chế quan trọng giúp não tự loại bỏ các mảng bám protein amyloid beta độc hại, thủ phạm gây bệnh Alzheimer.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 28/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 28/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 28/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Học bổng Nguyễn Đức Cảnh: Ánh sáng cho hành trình vượt nghèo
16:00' - 27/07/2025
300 suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh được trao cho học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi; mỗi suất trị giá 1 triệu đồng tiền mặt, kèm phiếu khám sức khỏe và quà tặng, tổng giá trị hơn 2,1 triệu đồng.
-
Đời sống
"Còn mãi với thời gian”: Giai điệu tri ân lan tỏa giá trị nhân văn
14:17' - 27/07/2025
Không chỉ là một đêm nhạc tri ân, chương trình còn khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc
-
Đời sống
Điện Biên: Sói hoang liên tiếp tấn công gia súc, thiệt hại hàng trăm triệu
13:26' - 27/07/2025
Sáng 27/7, ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND xã Núa Ngam, tỉnh Điện Biên xác nhận trên địa bàn xã này liên tục xuất hiện tình trạng chó sói hoang dã tấn công gia súc khiến 50 con trâu, bò bị chết.