Hàn Quốc: Thay đổi lớn trong top 50 công ty hàng đầu
Báo cáo phân tích cho biết trong số các công ty lớn tại Hàn Quốc, chỉ có 7 công ty, bao gồm Samsung Electronics, Hyundai Motors và LG Electronics, chưa từng trượt khỏi top 50 về doanh số bán hàng trong 40 năm liên tiếp kể từ năm 1984. Trong số đó, Samsung Electronics được đánh giá là công ty duy trì vị trí dẫn đầu về doanh số trong 22 năm liên tiếp từ năm 2002 đến năm 2023.
Các công ty được khảo sát là 50 công ty niêm yết hàng đầu về doanh số bán hàng hàng năm trong ngành sản xuất và dịch vụ, không bao gồm ngành tài chính. Các công ty thay đổi chủ sở hữu do quản lý kém hơn... đã bị loại khỏi cuộc khảo sát. Doanh số bán hàng được dựa trên các báo cáo tài chính riêng biệt.
Theo khảo sát, tổng doanh thu của 50 công ty hàng đầu Hàn Quốc năm 1984 là khoảng 34 nghìn tỷ won (23,15 tỷ USD, nhưng đến năm 2023, con số này đã đạt 1 triệu 044 nghìn tỷ won (khoảng 711 tỷ USD), tăng gấp 30,4 lần trong 40 năm.
Tiêu chuẩn để xếp hạng trong top 50 công ty trong giai đoạn trên đã tăng từ 200 tỷ won lên hơn 5 nghìn tỷ won. Cụ thể, lần đầu tiên doanh số đạt mức 100 nghìn tỷ won là vào năm 1991 (104 nghìn tỷ won), và đạt 200 nghìn tỷ won vào năm 1995 (207 nghìn tỷ won). Sau đó, con số này lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ won vào năm 2022.
Đặc biệt, có tổng cộng 7 công ty đã nằm trong “Câu lạc bộ 50 doanh nghiệp hàng đầu” trong 40 năm liên tiếp kể từ năm 1984 là Samsung Electronics, Hyundai Motor Company, LG Electronics, Samsung C&T, LG Chemical, Hyundai Engineering & Construction và Korean Air.
Trong số này, Samsung Electronics vẫn giữ vững vị trí số 1 về doanh số bán hàng kể từ năm 2002 cho đến hết năm 2023.
Về mặt khối lượng bán hàng, Samsung Electronics đã tăng trưởng hơn 130 lần, từ 1.361,5 tỷ won năm 1984 lên 170.374 tỷ won năm 2023.
Trước đó, năm 2022, Samsung Electronics cũng đã đạt doanh số hơn 211 nghìn tỷ won, trở thành công ty trong nước đầu tiên tại Hàn Quốc đạt doanh số 200 nghìn tỷ won.
Samsung C&T lần đầu tiên xếp hạng nhất vào năm 1985 và đã giữ vị trí hàng đầu tổng cộng 14 lần cho đến năm 2001.
Hyundai Motor Company cũng được xếp hạng trong top 3 trong những năm gần đây, và LG Electronics cũng chưa từng rời khỏi top 50 về doanh số kể từ những ngày còn mang tên “Goldstar”.
Đối với các công ty liên kết tập đoàn (công ty con), các công ty con của Tập đoàn Samsung chiếm số lượng lớn nhất trong số 50 công ty niêm yết hàng đầu xét về doanh số, với 7 công ty.
Được biết, Hyundai Motor Group và LG Group mỗi bên có 6 công ty con lọt vào top 50. SK Group cũng có 4 công ty con có mặt trong BXH top 50.
Mặt khác, 43 công ty, hay 86% các tập đoàn lớn được xếp hạng trong top 50 về doanh thu năm 1984, bao gồm Daewoo, Kukje Corporation, Dong-A Construction Industry và Samhwan Enterprise, hiện đều đã bị rớt khỏi bảng xếp hạng hoặc đã đổi chủ.
Báo cáo phân tích cho thấy trong 4 thập kỷ đã có sự thay đổi lớn về thứ tự các ngành công nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp liên quan đến CNTT, bao gồm điện tử và viễn thông, nằm trong top 50 về doanh số đã tăng gần gấp đôi trong 40 năm. Trong khi ngành vận tải, bao gồm đóng tàu, vận chuyển, hàng không và hậu cần đường bộ, cũng đã có những bước tiến dài. Vào những năm 1980, chỉ có 2-3 công ty vận tải chuyên dụng, nhưng đến những năm 2020, đã có khoảng 6-8 công ty lọt vào top 50.
Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp hóa dầu, năng lượng, ô tô và phân phối cũng tiếp tục phát triển.
Ngược lại, ngành xây dựng đã trải qua giai đoạn nhiều thăng trầm. Năm 1984, có 14 công ty xây dựng lọt vào top 50 về doanh số bán hàng trong nước, nhưng đến năm 2023, chỉ còn 3 công ty lọt vào top 50.
Ngành dệt may (thời trang) và thực phẩm cũng cho thấy xu hướng rõ rệt khi dần bị loại khỏi các ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc.
Trong trường hợp của CJ CheilJedang, thứ hạng bán hàng của công ty là 26 vào năm 1984 và 35 vào năm 2023, nhưng công ty cũng đã từng nằm ngoài top 50 vào đầu những năm 2010. Do đó CJ CheilJedang đã không được đưa vào danh sách 50 công ty hàng đầu trong 40 năm liên tiếp.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc thử nghiệm tiền kỹ thuật số
08:12' - 25/03/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) từ ngày 25/3 sẽ tuyển chọn 100.000 người dùng tham gia "Dự án Hangang", một dự án thử nghiệm tiền kỹ thuật số.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc cho phép cư dân nước ngoài giao dịch ngân hàng bằng thẻ căn cước kỹ thuật số
08:11' - 25/03/2025
Bộ Nội vụ và An ninh và Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết 6 ngân hàng giao dịch ngân hàng bằng thẻ căn cước kỹ thuật số gồm: Shinhan Bank, KEB Hana Bank, IM Bank, Busan Bank, Jeonbuk Bank và Jeju Bank.
-
Tài chính
Hàn Quốc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
07:54' - 25/03/2025
Với khoản hỗ trợ này, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu của Hàn Quốc có thể vượt qua tình hình bất ổn gia tăng trên thị trường thương mại toàn cầu nếu họ đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Khảo sát: Các công ty châu Âu ít tự tin hơn vào kinh doanh tại Hàn Quốc
18:07' - 24/03/2025
Niềm tin kinh doanh của các công ty châu Âu tại Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên kể từ năm 2018, khi đó mức này là 48%.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrolimex chuẩn bị đủ xăng dầu để phục vụ trước, trong và sau bão số 3
21:44' - 21/07/2025
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, đến thời điểm này, Petrolimex đã chuẩn bị đủ lượng xăng dầu để phục vụ trước, trong và sau bão số 3 (WIPHA).
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines điều chỉnh lịch cất, hạ cánh nhiều chuyến bay trong ngày 22/7
21:10' - 21/07/2025
Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác một số chuyến bay nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với bão WIPHA
20:50' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Tổng giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú, Phó Tổng giám đốc Lưu Việt Tiến cùng các đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 (WIPHA) tại các đơn vị.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn TKV kiểm tra công tác phòng chống bão tại 3 vùng sản xuất than
17:59' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức 3 đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống và ứng phó với bão tại các đơn vị thuộc 3 vùng sản xuất than.
-
Doanh nghiệp
Viettel điều động 100 đội ứng cứu thông tin ứng phó bão số 3
17:18' - 21/07/2025
Để chuẩn bị phòng chống bão Wipha, Viettel đã điều động 100 đội ứng cứu thông tin nhà trạm BTS, tuyến cáp; 150 đội xử lý sự cố thuê bao băng rộng cố định... hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão.
-
Doanh nghiệp
Ngành than tạm dừng sản xuất ca 2 và ca 3 để ứng phó với bão
16:17' - 21/07/2025
Cùng với quyết định dừng sản xuất, trong hai ngày 20 và 21/7, TKV đã tổ chức 3 đoàn công tác trực tiếp kiểm tra thực địa việc phòng, chống và ứng phó bão tại các đơn vị thành viên.
-
Doanh nghiệp
Tổng công ty Phát điện 1 rà soát kỹ, chuẩn bị phương án ứng phó với bão số 3
16:04' - 21/07/2025
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (WIPHA), Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn EVNGENCO1 đã họp khẩn nhằm rà soát kỹ lưỡng công tác chuẩn bị ứng phó tại các đơn vị.
-
Doanh nghiệp
Họp khẩn lên phương án đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện quốc gia
14:54' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Công ty TNHH MTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã tổ chức một cuộc họp khẩn với các đơn vị trong ngành điện và các đơn vị thành viên nhằm ứng phó với bão số 3.
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank triển khai các sản phẩm bảo hiểm chuyên sâu
12:37' - 21/07/2025
Công ty cổ phần Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Thăng Long vừa ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm với Công ty CP Tập đoàn SBI cho các dòng sản phẩm sữa.