Hà Nội có hơn 900 ha diện tích trồng trọt được áp dụng công nghệ số
Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, Hà Nội đang từng bước xây dựng vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn với chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, từng bước nâng cao chất lượng và giá trị nông sản... Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế tích cực cho nông dân.
Hiện Hà Nội có hơn 900 ha diện tích trồng trọt được áp dụng công nghệ số. Ông Nguyễn Văn Thanh, chủ trang trại lợn ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cho biết, gia đình chăn nuôi khép kín với quy mô 5.000 con lợn thịt, 3.000 con lợn nái.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nên đàn lợn hạn chế được dịch bệnh, chủ động được con giống, chi phí chăn nuôi thấp và đạt hiệu quả năng suất cao. Việc chuyển đổi số giúp giảm chi phí, công lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong nước.
Ông Nguyễn Văn Định - Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho biết, trong bối cảnh nông nghiệp Thủ đô đang đẩy mạnh tái cơ cấu, việc phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết, hình thành vùng sản xuất tập trung là giải pháp then chốt để nâng cao giá trị, phát triển bền vững.Với lợi thế sản xuất hàng hóa quy mô lớn, Ứng Hòa xác định rõ, chỉ khi hình thành được chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, nông dân mới yên tâm đầu tư, sản xuất bền vững...
Theo đó, huyện đang triển khai nhiều giải pháp như: hỗ trợ tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn, thúc đẩy cơ giới hóa, phát triển hợp tác xã kiểu mới, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; hỗ trợ địa phương, hợp tác xã cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi; hỗ trợ chứng nhận VietGAP, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, huyện chú trọng việc chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm truy xuất nguồn gốc, minh bạch quy trình, nâng cao giá trị sản phẩm...- ông Nguyễn Văn Định thông tin. Tại Hà Nội, nhiều cơ sở sản xuất, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình chăm sóc, theo dõi, quản lý cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ thông tin với máy tính, điện thoại thông minh. Những ứng dụng này giúp giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng khoảng 30% năng suất, từ đó mang lại thu nhập cao hơn. Anh Ngô Bá Tư, chủ trang trại lan Hồ điệp ở huyện Mê Linh cho biết, gia đình anh trồng lan Hồ điệp với diện tích 1.500 m2. Nhờ đưa công nghệ số vào quy trình trồng từ quan trắc độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, quản lý sinh trưởng... nên có thể chủ động được kế hoạch sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường cũng như điều khiển hệ thống tưới, bảo đảm dinh dưỡng cho cây trồng, tiết kiệm phân bón và nhân công. Theo ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm), chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá mới mẻ, chưa có quy chuẩn, quy định cụ thể nên khi ứng dụng người dân vẫn còn nhiều lúng túng. Do đó, ngành chức năng cần đồng bộ công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ hợp tác xã sản xuất sản phẩm chủ lực, OCOP lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng qua các website, mạng xã hội. Chuyển đổi số còn giúp nông dân đa dạng hóa kênh tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng mà không cần qua khâu trung gian, giảm giá thành tăng sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian qua, địa phương có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đưa nông lâm thủy sản lên các nền tảng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường, thu hẹp khoảng cách với người tiêu dùng. Năm 2024, số lượng nông sản giao dịch trên các sàn thương mại điện tử tăng 30% so với năm trước. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai, ứng dụng marketing số để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu thông qua mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo…), website, ứng dụng di động, qua đó tăng cường nhận diện, thu hút khách hàng từ nhiều thị trường trong và ngoài nước. Để công nghệ thực sự là "chìa khóa" cho nông nghiệp phát triển bền vững, thành phố phấn đấu đến năm 2030, ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học và công nghệ về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển nông nghiệp. Mỗi năm tăng 10-20% số mô hình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong quản lý, sản xuất nông nghiệp; các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có phương án sản xuất kinh doanh theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng mô hình nông trại điện tử, nông nghiệp thông minh và tham gia hệ thống quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Thành phố Hà Nội cũng thúc đẩy hình thành, duy trì và phát triển ít nhất 10 doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiến tới được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định; hình thành và phát triển 1 trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành và phát triển các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch được phê duyệt, trong đó có ít nhất 1 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận theo quy định. Để hoàn thành mục tiêu trên, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số phục vụ phát triển nông nghiệp của thành phố; tập trung triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện có; tiếp tục rà soát, tham mưu ban hành cơ chế chính sách để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, phát triển nông nghiệp thông minh. Đồng thời,thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong phát triển nông nghiệp…- Từ khóa :
- chuyển đổi số
- công nghệ cao
- Hà Nội
- nông nghiệp
Tin liên quan
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30' - 23/04/2025
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số tiến tới xây dựng thành công mô hình bệnh viện thông minh
07:30' - 21/04/2025
Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt trong ngành y tế.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
07:30' - 17/04/2025
Ngành Y tế Vĩnh Phúc đang tiếp tục triển khai hoàn thành bệnh án điện tử tại 2 Trung tâm Y tế tuyến huyện là Trung tâm Y tế huyện Tam Dương và Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số – "Liều thuốc" tất yếu cho y tế cơ sở
13:30' - 13/04/2025
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu của mọi ngành nghề, đặc biệt là y tế – lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.
-
Công nghệ
Nỗ lực tạo đột phá chuyển đổi số ở Lai Châu
07:30' - 12/04/2025
Chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh kinh tế tăng trưởng, cải thiện hiệu suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tối ưu hóa quy trình, chi phí vận hành ...
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Các nhà phát triển ứng dụng không mặn mà với tính năng Recall của Windows 11
07:30'
Recall là tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trên những chiếc máy tính xách tay AI sử dụng hệ điều hành Windows 11, ghi nhớ và truy xuất mọi hoạt động tác vụ trên máy tính của người dùng.
-
Công nghệ
Robotaxi - niềm hy vọng của Tesla
16:00' - 25/07/2025
Tesla và Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk đang phải đối mặt với tình cảnh khó khăn, khi doanh số xe điện (EV) sụt giảm và mảng kinh doanh xe tự lái vẫn chưa thể khởi sắc.
-
Công nghệ
Chuỗi nhà hàng cơm bò Matsuya thử nghiệm công nghệ trồng lúa cạn
07:30' - 25/07/2025
Nhà điều hành chuỗi nhà hàng Nhật Bản Matsuya Foods Holdings vừa khởi động một dự án thí điểm trồng lúa cạn, một phương pháp canh tác không cần ngập nước cho các cánh đồng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số quốc gia: Bứt phá từ nền tảng thể chế đến hạ tầng số
18:52' - 24/07/2025
Số lượng giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt khoảng 630 triệu giao dịch, tương đương 73% kế hoạch năm.
-
Công nghệ
Bảo đảm liên thông, đồng bộ trong hoạt động chuyển đổi số
07:30' - 24/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ký Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 18/7/2025 về việc bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước trong hoạt động chuyển đổi số của cả hệ thống chính trị.
-
Công nghệ
Khánh Hòa: Tăng tốc chuyển đổi số, xây dựng nền hành chính hiện đại
13:51' - 23/07/2025
Tỉnh Khánh Hòa đang quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số trong khối cơ quan hành chính nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
-
Công nghệ
Các mô hình AI của Google và OpenAI chiến thắng trong cuộc thi toán thế giới
08:27' - 23/07/2025
Đối với các nhà nghiên cứu của OpenAI, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các mô hình AI có thể sở hữu khả năng suy luận sâu rộng và có thể mở rộng sang những lĩnh vực khác ngoài toán học.
-
Công nghệ
Phụ huynh tại Mỹ “đau đầu” vì AI
16:21' - 22/07/2025
Nhiều phụ huynh ở Mỹ đang "đau đầu" ví trí tuệ nhân tạo (AI) khi một mặt lo sợ những rủi ro tiềm tàng, mặt khác lại e ngại con cái sẽ tụt hậu nếu không sớm tiếp cận công nghệ này.
-
Công nghệ
Cảnh báo nguy cơ từ lỗ hổng "zero-day" trong phần mềm của Microsoft
14:27' - 22/07/2025
Giới chuyên gia đang đặc biệt lo ngại sau khi hãng Microsoft phát cảnh báo về một lỗ hổng "zero-day" nghiêm trọng trong phần mềm máy chủ SharePoint.