Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành. Những vụ việc này phản ánh một thực trạng đáng báo động về tình trạng hàng hóa vi phạm và phơi bày lỗ hổng nghiêm trọng trong quản lý chất lượng. Hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại len lỏi khắp chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử, thậm chí cả trong kệ hàng sang trọng không chỉ làm méo mó thị trường, hủy hoại đạo đức kinh doanh mà còn gặm nhấm niềm tin của người dân vào pháp luật.
*Vá lỗ hổng pháp lý
Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết: Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hầu hết các sản phẩm uy tín, có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng đều bị làm giả. Đáng lưu ý, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vẫn phổ biến và diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ, nhập khẩu từ bên ngoài. Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tình trạng vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… tiếp tục diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Nổi cộm là các đối tượng vi phạm lợi dụng thủ tục đơn giản đối với hàng hóa quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất để buôn lậu; sử dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, livestream để quảng bá, kinh doanh hàng giả. Để đấu tranh hiệu quả với vấn nạn này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhiều lần nhấn mạnh tới việc cần thiết trong tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm trong lực lượng chức năng. Đi liền đó, nhiều kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng được ban hành, tập trung vào địa bàn trọng điểm và thương mại điện tử. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng: Nhằm nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngoài sự phối hợp từ các bộ, ngành, việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục chồng chéo, bất cập là điều cấp thiết. Hơn nữa, việc vá lỗ hổng pháp lý sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch và bền vững. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất và thương mại mới của khu vực, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc hàng hóa và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường không chỉ là yêu cầu từ bên ngoài mà còn là chìa khóa để bảo vệ lợi ích lâu dài của nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, tuân thủ và hiệu quả là nền tảng để Việt Nam nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chính vì vậy, Công điện số 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là cuộc tấn công thần tốc và quyết liệt đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới. Không những thế, khoảng trống trong đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như thiếu tính thực tiễn trong Luật đã được chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện. Đáng lưu ý, Thủ tướng Chính phủ không chỉ yêu cầu xử lý mạnh tay mà còn đích thân phát động phong trào thi đua toàn quốc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, từng bộ ngành. Cùng đó, Tổ công tác được thành lập theo Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ, do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm Tổ trưởng. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia là cơ quan thường trực của Tổ công tác sẽ xuống tận nơi, đôn đốc và xử lý trách nhiệm nếu địa phương để xảy ra tình trạng buông lỏng. Ông Trần Hữu Linh- Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Nhằm triển khai hiệu quả Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-TTTN về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới. Trong Kế hoạch, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu các đơn vị bám sát diễn biến của thị trường, tăng cường thu thập, phân tích thông tin về diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, dễ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón... Chủ động phát hiện những biến động bất thường, những vấn đề nổi cộm của thị trường, từ đó có phương án giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tăng cường kiểm tra và xử lý nhiều việc vi phạm. Cụ thể, cơ quan chức năng đã xử phạt một cơ sở kinh doanh 200 gói kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ; tạm giữ và tiêu hủy 50 tấn nội tạng động vật đông lạnh tại TP. Thủ Đức có tổng trị giá gần 4,5 tỷ đồng; phát hiện 7 tấn đường nhập lậu tại huyện Củ Chi; xử lý một cơ sở kinh doanh hơn 1 tấn thịt khô bò không rõ nguồn gốc, xử phạt 100 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ lô hàng vi phạm. Cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu đã trở thành mệnh lệnh hành động từ người đứng đầu Chính phủ. Công điện 65 và các chỉ đạo quyết liệt đang mở ra gọng kìm siết chặt, nhắm thẳng vào những lỗ hổng, sự buông lỏng và cả những tồn tại lâu nay. Nhưng để cuộc chiến này thực sự hiệu quả và bền vững, cần hơn nữa sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm và không khoan nhượng từ lực lượng thực thi cho đến sự tham gia của chính người tiêu dùng.- Từ khóa :
- hàng giả
- buôn lậu
- quản lý thị trường
- bộ công thương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan triển khai tháng cao điểm kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả
19:33' - 19/05/2025
Cục Hải quan vừa ban hành Công văn số 5214/CHQ-ĐTCBL tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09' - 27/07/2025
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.